Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào

Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào
Ngày đăng: 30/07/2015

Người nuôi khổ đủ bề

Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nuôi tôm công nghiệp Tân Long (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) nhìn nhận: "Người dân nuôi tôm công nghiệp đa phần theo cảm tính, vì lợi nhuận trước mắt, mở rộng diện tích nuôi nhanh chóng. Khi bị dịch bệnh, không còn vốn tái sản xuất thì tôm tìm đến đại lý để hợp tác tái đầu tư nuôi tiếp, mong có cơ hội trả nợ”. Đương nhiên, người nuôi phải chấp nhận rủi ro về chất lượng con giống, các loại thuốc xử lý môi trường ao nuôi..., bởi thỏa thuận chia hoa hồng giữa các công ty thuốc, tôm giống với đại lý. Do đó, khi người nuôi tôm mua thức ăn của đại lý nào thì phải mua con giống, thuốc tại đại lý đó. Thực trạng này vẫn tiếp diễn, người nuôi tôm vẫn đang phải đối mặt.       

Tiếp thị các sản phẩm với hình thức tiếp thị bao bì bắt mắt tới người nuôi tôm khi đưa ra các khuyến mãi trên từng sản phẩm, như “mua một tặng một”... Một số công ty sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, chiết khấu cao cho các đại lý, nên nhiều đại lý phát hiện sản phẩm có vấn đề về chất lượng cũng không tố giác cơ quan chức năng mà âm thầm bán cho người dân. Một số hộ nuôi tôm thiếu hiểu biết, sử dụng vật tư này phục vụ ao nuôi của mình, một số khác tham gia kinh doanh bằng cách bán lại người nuôi trong vùng để thu lợi nhuận...

Ông Lê Song Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: “Một số sản phẩm khi người dân sử dụng phát hiện không có hiệu quả thì lại được các công ty cải biến, thay đổi nhãn hiệu với thành phần và công dụng... để lại bán người nuôi tôm. 

“Bên cạnh đó, nhiều công ty sản xuất con giống, vật tư nông nghiệp đưa nhân viên kỹ thuật đến các đại lý thực hiện xét nghiệm bệnh tôm cho người nuôi như: lấy mẫu gan tụy và ruột tôm để soi tươi trên kính hiển vi, nhằm chẩn đoán và kê toa bán thuốc, nhưng thực chất không tìm ra nguyên nhân và tôm vẫn cứ chết…” - Ông Hùng cho biết thêm.

Chuyển hướng tháo gỡ

Trong khi chờ sự định hướng, gỡ khó của ngành chức năng thì người nuôi tôm phải tự tìm hướng đi. Một trong những cách làm chính là tham gia HTX. Ở đây, HTX đã phát huy vai trò điều hành, nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho xã viên.

Ông Nguyễn Văn Làm (ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) cho biết: Về con giống, các tổ viên luôn tìm công ty có uy tín, xét nghiệm nghiêm túc trước khi thả. Về vật tư nông nghiệp, ký hợp đồng với công ty thuốc, được công ty chiết khấu hoa hồng trực tiếp cho xã viên nên xã viên tiếp cận được vật tư nông nghiệp với giá gốc và có chất lượng hơn. Từ đó lợi nhuận tăng.

Ngành chức năng đang có hướng đi khả quan hơn. Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, Sở đang chỉ đạo đơn vị trực thuộc Sở tổng kết, thống kê lại những công ty giống được người mua trong tỉnh đánh giá cho hiệu quả cao. Qua đó, phối hợp với doanh nghiệp giống để cùng hỗ trợ cho hộ nuôi, bằng phương pháp bán con giống kết hợp với Chi cục nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật. Chi cục Quản lý chất lượng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào.

Với cách làm trên sẽ từng bước tạo điều kiện cho những công ty giống, thuốc, vật tư nông nghiệp làm ăn chân chính đem lại hiệu quả cho nông dân được phát huy năng lực. Đồng thời, với cách làm trên sẽ từng bước loại dần những công ty giống, thuốc, vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả… ra khỏi thị trường, “sân chơi” đầy rủi ro này.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

12/09/2015
Cá đồng khan hiếm Cá đồng khan hiếm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ.

12/09/2015
Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh

"Chỉ việc thả những chiếc bóng xuống lòng biển để dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu hoạch”, ngư dân Đặng Văn Tý - tổ dân phố Hòa Do 5B (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ về công việc bẫy mực, khiến chúng tôi không khỏi tò mò về cái nghề tưởng như làm chơi ăn thật này.

12/09/2015
Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha

Với vị trí đầu nguồn, người dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã biết khai thác nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá ba sa… Thời gian qua, yếu tố cung cầu của thị trường xuất khẩu bất lợi khiến giá các loại thủy sản này không còn sức hấp dẫn. Trước tình hình mới, anh Trương Văn Điền (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) quyết định tìm hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha.

12/09/2015
Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm

Sáng ngày 4/9, tại hộ anh Nguyễn Văn Thương, ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM. Trung tâm Khuyến nông TP cùng Trạm khuyến nông Bình Chánh –Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông TP đã tổ chức buổi lượng giá "Mô hình nuôi cá chép Koi". Đến tham dự có ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm; đại diện các phòng ban Trung tâm, các cán bộ kỹ thuật của trạm, cùng đông đảo bà con mong muốn tham gia nuôi cá cảnh trên địa bàn.

12/09/2015