Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắcca ở Việt Nam

Cụ thể, mắcca phải được trồng ở những nơi có nhiệt độ trung bình 15-35 độ C, thích hợp nhất vào khoảng 20-25 độ C, với lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.600-2.500mm, nơi trồng cần cao hơn 10-20m so với mặt nước biển và ít có gió phơn, sương muối và mưa phùn.
Cây mắcca trồng thích hợp nhất với những nơi có độ dày tầng đất trên 50cm, thoát nước tốt và giàu hữu cơ. Không được trồng mắcca ở những nơi đất cát, ngập úng hoặc chua phèn. Địa hình thích hợp nhất là bằng phẳng (độ dốc dưới 20 độ).
Hướng dẫn cũng đưa ra cách thức cụ thể về kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép, kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Đặc biệt, trong kỹ thuật thu hái và sơ chế bảo quản hạt, yêu cầu khi quả chín rụng xuống đất phải thu hoạch ngay. Sau đó, phải bóc vỏ trong vòng 24 giờ và đưa vào làm khô, không làm hạt xây xát ảnh hưởng đến chất lượng nhân, không được phơi quả dưới ánh nắng.
Hạt cần chế biến ngay sau khi đã làm khô, nếu chưa thể làm ngay cần được bảo quản bằng cách cho vào thùng nhựa, thùng tôn có nắp đậy kín hoặc cho vào túi hút chân không, bảo quản nơi thoáng mát.
Hạt được làm khô tự nhiên có thời gian bảo quản và cất trữ không quá 6 tháng, hạt làm khô nhân tạo sẽ có thời gian cất trữ lâu hơn.
Có thể bạn quan tâm

Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.
Theo thống kê, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có gần 23.700ha chuyên canh xoài, với sản lượng gần 299.300 tấn/năm. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên phần lớn sản lượng chỉ phục vụ ở thị trường nội địa, do đó giá trị kinh tế mang lại vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của cây trồng này.

Ruộng dưa hấu sử dụng phân bón Phú Mỹ có tỷ lệ cây sinh trưởng, chiều dài thân, số lá, chiều cao quả dưa, đường kính quả dưa, trọng lượng trái bình quân, đường kính ruột quả cao hơn hẳn so với ruộng dưa đối chứng.