Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Hội thảo thông tin kết quả thực hiện chương trình VietGap giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng triển khai chương trình VietGAP 2016.
Đồng thời, chia sẻ giải pháp triển khai và nâng cao hiệu quả chương trình VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra và tôm.
Tại hội thảo, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã thông tin những khó khăn trong quá trình thực hiện chứng nhận VietGAP, như:
Chưa có quy định cụ thể về đánh giá, chứng nhận cho nhóm cơ sở nuôi; nhiều điều khoản, yêu cầu cần tuân thủ của VietGAP khó thực hiện ở các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, mức độ duy trì sự tuân thủ VietGAP sau chứng nhận ở các cơ sở nuôi còn kém, chi phí áp dụng VietGAP cao, chưa dán nhãn cho sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm VietGAP, số lượng điều khoản của các tiêu chuẩn quốc tế nhiều hơn so với VietGAP… khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP.
Qua đó, nhiều đại biểu kiến nghị ngành chức năng sớm có những thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn và đưa tiêu chuẩn VietGAP đạt công nhận quốc tế làm tiền đề cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, tăng cường việc thực thi và giám sát đối với các đơn vị, cơ sở đã đạt chứng nhận VietGAP và có những chế tài đối với cơ sở vi phạm…
Giúp cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, góp phần phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.