Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ

Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ
Ngày đăng: 21/05/2014

Vài năm trở lại đây, các hộ đồng bào ở bản Cao Lạng, xã Đắk Gằn (Đắk Mil) phấn khởi vì nhiều diện tích trồng xoài trên địa bàn đã bắt đầu cho thu hoạch. Đặc biệt vào vụ trái mùa, nhiều vườn xoài mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho các hộ dân…

Trước đây, các hộ đồng bào Nùng ở bản Cao Lạng chủ yếu trồng cà phê, điều và các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu… Tuy nhiên, đây lại là vùng đất cằn cỗi, thường xuyên thiếu nước; đặc biệt là vào mùa khô không có nước tưới cho các loại cây trồng, nên mặc dù mất nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả lại không cao.

Qua thời gian tìm hiểu, học tập các mô hình trồng cây ăn trái trong huyện, một vài gia đình ở bản đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng thử nghiệm vài chục cây xoài 3 mùa, xoài Đài Loan. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài đều phát triển tốt, hợp với thổ nhưỡng nơi đây, có thể sử dụng giếng khoan để cung cấp đủ nước tưới. Qua 3 năm chăm sóc, các vườn xoài đã bắt đầu cho trái, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Anh Đàm Văn Tiến, Tổ trưởng tổ trồng xoài bản Cao Lạng cho biết: “Gia đình tôi là một trong những hộ dân đầu tiên ở bản trồng xoài trái vụ. Nhận thấy đất đai nơi đây hợp với việc trồng xoài, không cần quá nhiều nước tưới, đến nay tôi đã mở rộng đầu tư trồng từ 40 cây lên 70 cây. Vụ trái mùa vừa qua, vườn xoài của gia đình thu hoạch được 5 tấn, với giá từ 7.000 – 10.000/kg, trừ chi phí sản xuất còn mang lại thu nhập hơn 70 triệu đồng”.

Tương tự, gia đình bà Lâm Thị Duyên hiện đã mở rộng vườn xoài với gần 400 cây xoài 3 mùa, 120 cây xoài Đài Loan. Qua 4 năm trồng, chăm sóc, vườn xoài đã cho ra trái quanh năm, trung bình mỗi năm (vụ chính và vụ trái mùa) đạt 20 tấn/ha, mang lại thu nhập khá cao cho gia đình bà.

Thời gian qua, việc trồng xoài của các hộ dân trong bản cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và từ nhiều dự án. Vừa qua, từ Dự án 3EM, mỗi hộ trồng xoài trong bản được nhận hỗ trợ 4 triệu đồng để mua phân, thuốc; được tham gia các lớp học kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái…

Hiện nay, hầu hết 75 hộ dân trong bản đều trồng xoài từ 50 – 500 cây, trở thành vùng chuyên canh xoài trái vụ cho thương lái trong và ngoài tỉnh tìm đến. Tuy nhiên, do đường sá đến bản còn khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa (chính vụ) nên chi phí vận chuyển sản phẩm sau khi thu hoạch cao, làm giảm nhiều lợi nhuận của các hộ trồng xoài trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

27/04/2015
Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang)

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

27/04/2015
Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh Lâm Hà (Lâm Đồng) nhân rộng diện tích cây cam đường canh

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.

27/04/2015
Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao Anh Huỳnh Văn Á chủ động khống chế dịch chổi rồng trên cây nhãn, cho thu nhập cao

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.

27/04/2015
Đắng lòng chung cảnh dưa hấu rớt giá Đắng lòng chung cảnh dưa hấu rớt giá

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến chuyện cửa khẩu Tân Thanh đóng cửa, thương lái không “mặn mà” với các ruộng dưa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... Đến nay, Quảng Bình cũng đang chung cảnh dưa hấu rớt giá, người dân như “ngồi trên đống lửa”.

27/04/2015