Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ

Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ
Ngày đăng: 21/05/2014

Vài năm trở lại đây, các hộ đồng bào ở bản Cao Lạng, xã Đắk Gằn (Đắk Mil) phấn khởi vì nhiều diện tích trồng xoài trên địa bàn đã bắt đầu cho thu hoạch. Đặc biệt vào vụ trái mùa, nhiều vườn xoài mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho các hộ dân…

Trước đây, các hộ đồng bào Nùng ở bản Cao Lạng chủ yếu trồng cà phê, điều và các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu… Tuy nhiên, đây lại là vùng đất cằn cỗi, thường xuyên thiếu nước; đặc biệt là vào mùa khô không có nước tưới cho các loại cây trồng, nên mặc dù mất nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả lại không cao.

Qua thời gian tìm hiểu, học tập các mô hình trồng cây ăn trái trong huyện, một vài gia đình ở bản đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng thử nghiệm vài chục cây xoài 3 mùa, xoài Đài Loan. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài đều phát triển tốt, hợp với thổ nhưỡng nơi đây, có thể sử dụng giếng khoan để cung cấp đủ nước tưới. Qua 3 năm chăm sóc, các vườn xoài đã bắt đầu cho trái, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Anh Đàm Văn Tiến, Tổ trưởng tổ trồng xoài bản Cao Lạng cho biết: “Gia đình tôi là một trong những hộ dân đầu tiên ở bản trồng xoài trái vụ. Nhận thấy đất đai nơi đây hợp với việc trồng xoài, không cần quá nhiều nước tưới, đến nay tôi đã mở rộng đầu tư trồng từ 40 cây lên 70 cây. Vụ trái mùa vừa qua, vườn xoài của gia đình thu hoạch được 5 tấn, với giá từ 7.000 – 10.000/kg, trừ chi phí sản xuất còn mang lại thu nhập hơn 70 triệu đồng”.

Tương tự, gia đình bà Lâm Thị Duyên hiện đã mở rộng vườn xoài với gần 400 cây xoài 3 mùa, 120 cây xoài Đài Loan. Qua 4 năm trồng, chăm sóc, vườn xoài đã cho ra trái quanh năm, trung bình mỗi năm (vụ chính và vụ trái mùa) đạt 20 tấn/ha, mang lại thu nhập khá cao cho gia đình bà.

Thời gian qua, việc trồng xoài của các hộ dân trong bản cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và từ nhiều dự án. Vừa qua, từ Dự án 3EM, mỗi hộ trồng xoài trong bản được nhận hỗ trợ 4 triệu đồng để mua phân, thuốc; được tham gia các lớp học kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái…

Hiện nay, hầu hết 75 hộ dân trong bản đều trồng xoài từ 50 – 500 cây, trở thành vùng chuyên canh xoài trái vụ cho thương lái trong và ngoài tỉnh tìm đến. Tuy nhiên, do đường sá đến bản còn khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa (chính vụ) nên chi phí vận chuyển sản phẩm sau khi thu hoạch cao, làm giảm nhiều lợi nhuận của các hộ trồng xoài trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Viện Cớ Cao Su Không Có Mủ Để Chặt Hạ? Nông Dân Viện Cớ Cao Su Không Có Mủ Để Chặt Hạ?

Tại huyện Chư Prông, nơi phát triển cây cao su mạnh nhất tỉnh Gia Lai với 34.000ha, đã có trên 30 hộ dân đốn hạ hàng trăm hec ta vườn cao su đang ở độ tuổi cho mủ. Hiện tượng chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng rầm rộ nhất là đầu năm 2014, khi giá cao su xuống đến đáy.

02/08/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

02/08/2014
Gần 1 Tháng Nghị Định 36 Về Cá Tra Có Hiệu Lực Gần 1 Tháng Nghị Định 36 Về Cá Tra Có Hiệu Lực

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

18/07/2014
Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

02/08/2014
Đầu Đã Xuôi Đầu Đã Xuôi

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...

18/07/2014