Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ

Vài năm trở lại đây, các hộ đồng bào ở bản Cao Lạng, xã Đắk Gằn (Đắk Mil) phấn khởi vì nhiều diện tích trồng xoài trên địa bàn đã bắt đầu cho thu hoạch. Đặc biệt vào vụ trái mùa, nhiều vườn xoài mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho các hộ dân…
Trước đây, các hộ đồng bào Nùng ở bản Cao Lạng chủ yếu trồng cà phê, điều và các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu… Tuy nhiên, đây lại là vùng đất cằn cỗi, thường xuyên thiếu nước; đặc biệt là vào mùa khô không có nước tưới cho các loại cây trồng, nên mặc dù mất nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả lại không cao.
Qua thời gian tìm hiểu, học tập các mô hình trồng cây ăn trái trong huyện, một vài gia đình ở bản đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng thử nghiệm vài chục cây xoài 3 mùa, xoài Đài Loan. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài đều phát triển tốt, hợp với thổ nhưỡng nơi đây, có thể sử dụng giếng khoan để cung cấp đủ nước tưới. Qua 3 năm chăm sóc, các vườn xoài đã bắt đầu cho trái, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Anh Đàm Văn Tiến, Tổ trưởng tổ trồng xoài bản Cao Lạng cho biết: “Gia đình tôi là một trong những hộ dân đầu tiên ở bản trồng xoài trái vụ. Nhận thấy đất đai nơi đây hợp với việc trồng xoài, không cần quá nhiều nước tưới, đến nay tôi đã mở rộng đầu tư trồng từ 40 cây lên 70 cây. Vụ trái mùa vừa qua, vườn xoài của gia đình thu hoạch được 5 tấn, với giá từ 7.000 – 10.000/kg, trừ chi phí sản xuất còn mang lại thu nhập hơn 70 triệu đồng”.
Tương tự, gia đình bà Lâm Thị Duyên hiện đã mở rộng vườn xoài với gần 400 cây xoài 3 mùa, 120 cây xoài Đài Loan. Qua 4 năm trồng, chăm sóc, vườn xoài đã cho ra trái quanh năm, trung bình mỗi năm (vụ chính và vụ trái mùa) đạt 20 tấn/ha, mang lại thu nhập khá cao cho gia đình bà.
Thời gian qua, việc trồng xoài của các hộ dân trong bản cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và từ nhiều dự án. Vừa qua, từ Dự án 3EM, mỗi hộ trồng xoài trong bản được nhận hỗ trợ 4 triệu đồng để mua phân, thuốc; được tham gia các lớp học kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái…
Hiện nay, hầu hết 75 hộ dân trong bản đều trồng xoài từ 50 – 500 cây, trở thành vùng chuyên canh xoài trái vụ cho thương lái trong và ngoài tỉnh tìm đến. Tuy nhiên, do đường sá đến bản còn khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa (chính vụ) nên chi phí vận chuyển sản phẩm sau khi thu hoạch cao, làm giảm nhiều lợi nhuận của các hộ trồng xoài trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...

CAS là công nghệ mới để bảo quản nông sản thực phẩm. Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng. Ông Trần Ngọc Lân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết đôi nét về công nghệ này.

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.