Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn

Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn
Ngày đăng: 12/05/2015

Ngư dân “ngậm bồ hòn”

Lý Sơn có 415 tàu đánh bắt, sản lượng khai thác bình quân hằng năm luôn đạt trên 30.000 tấn. Tuy nhiên, hầu hết ngư dân huyện đảo này đều chỉ có thể tìm về các cảng cá khắp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ, vì huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua, chế biến hải sản nào. Vì thế mà cứ bình quân 15 tấn hải sản, ngư dân bị “trừ hao” đi 5 tấn.

“Chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày luôn dao động từ 300 - 500 triệu đồng. Nhiều lúc để có tiền mua nhiên liệu vươn khơi, ngư dân chúng tôi phải vay mượn của các đầu nậu. Bởi thế nên khi bán hải sản đánh bắt được cho đầu nậu, chúng tôi chẳng những bị ép giá mà còn bị trừ hao trọng lượng.

Hoặc dù không vay tiền của đầu nậu, thì ngư dân chúng tôi mỗi lần trúng mùa, sản lượng khai thác nhiều, đều thường xuyên bị ép giá như vậy”, ngư dân Huỳnh Văn Lắm, xã An Hải, cho biết.

“Trước đây, cứ 12 - 13 tấn, ngư dân chúng tôi được trả tiền 10 tấn. Nhưng giờ, phải 14 - 15 tấn hải sản, thậm chí 17 tấn, chúng tôi mới được trả tiền 10 tấn”, ngư dân Nguyễn Văn Đại, chủ tàu công suất 495 CV ở xã An Vĩnh, khẳng định.

HTX dịch vụ hậu cần vẫn còn trên “giấy”

Xác định kinh tế biển là mũi nhọn, thế nhưng đến nay, huyện Lý Sơn mới chỉ tập trung vào khai thác, đánh bắt chứ chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá. “Vì chưa có dịch vụ hậu cần nghề cá nên khi đánh bắt xong, ngư dân không chỉ tốn thêm chi phí nhiên liệu để vào đất liền bán hải sản, mà còn chịu thiệt thòi vì ép giá.

Việc tìm đến các “đầu nậu” ứng trước tiền để vươn khơi và vay vốn ở các chủ nậu để đóng mới tàu… là hai nguyên nhân chính khiến ngư dân trên địa bàn huyện phải phụ thuộc và thường xuyên bị ép giá khi bán hải sản”, bà Phạm Thị Hương -Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết.

Nhằm tháo gỡ bớt những khó khăn của ngư dân trong đảm bảo giá cả cho hải sản đánh bắt được, năm 2014 HTX Dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản Lý Sơn - Hoàng Sa đã chính thức được thành lập và ra mắt. Với mục đích cung ứng nhiên liệu cho ngư dân ngay trên biển và đảm nhiệm bao tiêu đầu ra cho ngư dân, tránh bị ép giá. HTX được kỳ vọng sẽ là “bà đỡ” cho ngư dân, nhằm chấm dứt tình trạng ngư dân phải chịu thiệt.

Tuy nhiên, cho đến nay HTX vẫn chưa thể đi vào hoạt động, mà nguyên nhân là do địa phương chưa tìm được mặt bằng phù hợp. “Trụ sở HTX, khu chế biến, trạm xăng dầu… tất cả các hạng mục công trình này cần khoảng 16.000 m2 đất, nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa tìm được vị trí thích hợp.

Vậy nên HTX mới chỉ thành lập chứ chưa thể triển khai, đi vào hoạt động. Trong khi đó, ngư dân chúng tôi đang mong mỏi từng ngày được tiếp nhiên liệu trên biển để khai thác dài ngày hơn, được bán hải sản ngay tại Lý Sơn để khỏi bị ép giá”, ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải kiến nghị.


Có thể bạn quan tâm

Bí kíp thâm canh hành củ Bí kíp thâm canh hành củ

Cần thường xuyên giữ ẩm 70 - 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.

04/11/2015
Tôm chân trắng Việt được người Đức ưa chuộng Tôm chân trắng Việt được người Đức ưa chuộng

Việt Nam là nhà cung cấp tôm số một cho thị trường Đức, chiếm 18,4% tổng nhập khẩu tôm của Đức.

04/11/2015
Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc

Với khu vực gieo ủ kéo dài hàng cây số cho lượng giá sạch thu hoạch nhiều thời điểm tới cả chục tấn/ngày, bãi cát ở bờ bắc sông Trà Khúc (đoạn đi qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) là một trong những cánh đồng sản xuất giá đỗ xanh lớn ở Quảng Ngãi.

04/11/2015
Xin đừng dùng thuốc diệt chuột tẩm ướp rau quả Xin đừng dùng thuốc diệt chuột tẩm ướp rau quả

Hôm nay, tôi cũng kính đề nghị các bác nông dân vì sức khỏe cộng đồng đừng dùng thuốc diệt chuột, diệt cỏ, để tẩm ướp rau quả đem ra thị trường. Vì quê hương đất nước, đừng biến khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt” - ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nói.

04/11/2015
Các nhà xuất khẩu thủy sản định giá để hỗ trợ người nuôi tôm Các nhà xuất khẩu thủy sản định giá để hỗ trợ người nuôi tôm

Hiệp hội các nhà XK thủy sản của Ấn Độ (SEAI) đang cân nhắc hỗ trợ người nuôi tôm bằng cách cung cấp mức giá hỗ trợ tối thiểu, nhằm giúp đỡ người nuôi chịu thiệt hại bởi doanh số XK thủy sản sụt giảm.

04/11/2015