Bạc Liêu Tràn Lan Thuốc Thủy Sản Kém Chất Lượng

Bạc Liêu là một trong hai địa phương dẫn đầu về diện tích thả nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với hơn 120.000 ha. Từ nhiều năm qua, ngoài vấn đề chất lượng con giống, ngành chức năng còn phát hiện rất nhiều cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản không đảm bảo chất lượng.
Đây là buổi kiểm tra đột xuất của Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Bạc Liêu tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Qua kiểm tra, phần lớn các cơ sở đều có những vi phạm như: nhãn hiệu hàng hóa không đảm bảo, hàm lượng thuốc sai với công bố, một số mặt hàng chưa được niêm yết giá,… Còn về chất lượng sản phẩm phải dựa vào hiệu quả sử dụng của bà con, nhưng hầu hết người chăn nuôi, khi tôm bị thua thiệt cũng không phản ánh thuốc kém chất lượng cho đại lý dẫn đến nhiều người khác tiếp tục bị thiệt hại.
Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.
Ngoài những tác hại nói trên thì việc sử dụng các loại hóa chất kém chất lượng trong nuôi trồng thủy sản còn có nguy cơ đe dọa đến môi trường không chỉ một mà ở nhiều vụ nuôi khác. Trong khi đó, công tác kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc thú y thủy sản với ngành chức năng hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Hơn ai hết nông dân sẽ là người thiệt thòi nhất nếu sử dụng các sản phẩm kém chất lượng… Đây cũng là mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản như đồng bằng sông Cửu Long nếu không sớm được ngăn chặn và đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.

Cơ quan chức năng bước đầu xác định, 23 con rắn hổ mang chúa mà Khanh vận chuyển đều là rắn tự nhiên, bị săn bắt từ khu vực phía Nam nước ta.

Phát triển chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực kinh tế chủ lực, cần thiết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, tập tục nuôi heo thả rông của đồng bào đã gây nên những hệ lụy xấu, cần phải thay đổi…

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, UBIFRANCE sẽ đồng hành cùng 17 doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực chăn nuôi tham gia triển lãm chăn nuôi quốc tế ILDEX tại Việt Nam.

Sau khi sản xuất cà phê bền vững theo quy tắc 4C, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ cho 60 hộ sản xuất 30 ha cà phê bền vững tại xã Đăk Hring và Hà Mòn (Đăk Hà) theo Bộ nguyên tắc UTZ CERTIFIER. Sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ là hướng đi mới, là xu thế hiện nay… để nâng cao chất lượng và giá trị cà phê Việt.