Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạc Liêu phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh bán thâm canh

Bạc Liêu phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh bán thâm canh
Ngày đăng: 11/08/2015

Thời gian qua, người nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... Song, vẫn có không ít nông dân nuôi tôm thành công. Điển hình là ông Trần Văn Tỷ (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải).

Từ khi Nhà nước có chủ trương chuyển đổi sản xuất từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ông Tỷ đã cải tạo 1ha nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm sú bán thâm canh. Năm đầu tiên, ông lãi gần 100 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả đạt được, ông Tỷ tiếp tục cải tạo 1,5ha còn lại sang nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh.

Trong quá trình nuôi tôm sú, ông Tỷ học hỏi kỹ thuật nuôi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm (do ngành Nông nghiệp tổ chức), học tập kinh nghiệm nhiều nơi... Gần đây, ông Tỷ đã quyết định chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên toàn bộ diện tích 2,5ha đất của mình.

Ông Tỷ cho biết: “Ưu điểm của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là thời gian nuôi ngắn (2,5 - 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao (80 - 100 con/m2), thu hoạch sản lượng lớn. Tuy nhiên, nuôi loại tôm này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với tôm sú, nhất là đảm bảo nhu cầu ôxy hòa tan trong suốt quá trình nuôi”. Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Tỷ thu hoạch 25 tấn tôm, lãi gần 1,5 tỷ đồng/vụ nuôi.

Có thể thấy, từ thành công trong nuôi tôm của ông Trần Văn Tỷ, nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, người nuôi tôm có thể đạt lợi nhuận cao, ít rủi ro. Và cũng từ đó, ngành chức năng đề ra một số giải pháp để mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh phát triển bền vững.

Về giải pháp kỹ thuật, ngành chức năng khuyến khích nông dân nuôi tôm mật độ thưa. Mỗi năm thả nuôi 1 vụ đối với tôm sú và 2 vụ đối với tôm thẻ. Khi nuôi phải có ao ương, ao lắng, đặc biệt là ao lắng sinh thái. Người nuôi tôm phải có trách nhiệm với cộng đồng, không bơm nước xả thải ao tôm ra ngoài kênh. Tăng cường sử dụng vi sinh, nuôi tôm thân thiện với môi trường.

Về giải pháp đầu tư, cần nạo vét hoàn chỉnh hệ thống kênh mương định kỳ, đầu tư hệ thống lưới điện, các trạm bơm, mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Đặc biệt là đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực sản xuất tôm giống, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi.

Về giải pháp quy hoạch, tái cơ cấu, cần rà soát và điều chỉnh bổ sung việc tái cơ cấu nuôi trồng thủy sản phù hợp. Tránh tình trạng nuôi tôm tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến rủi ro và thiệt hại.

Đối với nhóm giải pháp về quản lý và nguồn nhân lực, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng về quản lý môi trường; xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định Luật Bảo vệ môi trường; tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho những cán bộ có tâm huyết và năng lực. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; cập nhật các công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường nghiên cứu nuôi các loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao….


Có thể bạn quan tâm

Điểm Sáng Trong Sản Xuất Kinh Doanh Đất Rừng Điểm Sáng Trong Sản Xuất Kinh Doanh Đất Rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) là một trong số rất ít đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh ta đang trên đà làm ăn phát triển nhờ sản xuất kinh doanh đất rừng đạt hiệu quả cao.

27/06/2014
Thanh Long Châu Thành Rớt Giá Khi Vừa Được Bảo Hộ Độc Quyền Tại Mỹ Thanh Long Châu Thành Rớt Giá Khi Vừa Được Bảo Hộ Độc Quyền Tại Mỹ

Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm.

05/06/2014
Nhà Nước Hỗ Trợ 70% Kinh Phí Mua Bảo Hiểm Cho Tàu Đánh Bắt Xa Bờ Nhà Nước Hỗ Trợ 70% Kinh Phí Mua Bảo Hiểm Cho Tàu Đánh Bắt Xa Bờ

Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…

05/06/2014
Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 195 Triệu USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 195 Triệu USD

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa xuất khẩu được 29.500 tấn thủy sản, trị giá 195 triệu USD kim ngạch, tăng 27% về số lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

27/06/2014
“Cuộc Chiến” Đầm Ngao “Cuộc Chiến” Đầm Ngao

Hơn chục năm nay, cuôc chiến giữa những người khai thác tự nhiên và các hộ nuôi trồng thủy sản vùng triều khu vực bãi Đai, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chưa bao giờ dứt.

05/06/2014