Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.
Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu của kỹ sư Long Văn Nghĩa cho thấy, trong tương lai Bạc Liêu có thể giải quyết được tình trạng thiếu nghêu giống. Qua quá trình nghiên cứu hơn 1 năm, kỹ sư Nghĩa đã cho nghêu sinh sản thành công bằng phương pháp sốc nhiệt dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, trong dự án tác giả còn tiến hành so sánh đặc tính sinh sản của nghêu ở các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, Vũng Tàu.
Do sự chênh lệch thời gian sinh sản kết hợp với công nghệ sinh sản nghêu giống mới, nên trong tương lai người nuôi nghêu có thể có được nguồn cung cấp con giống quanh năm. Kỹ sư Nghĩa cho biết: “Không chỉ nhân giống thành công, chúng tôi còn tạo được công thức thức ăn cho quá trình nuôi vỗ nghêu giống. Điều này đồng nghĩa với việc người nuôi nghêu sẽ dễ thành công hơn do có được con giống tốt và nguồn thức ăn thay vì phó mặc cho thiên nhiên như trước đây”.
Còn Dự án sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp ở huyện Vĩnh Lợi do PGS-TS Dương Nhựt Long thuộc Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm cũng đã thực hiện thành công. Qua quá trình thực hiện cho thấy, nuôi cá sặc rằn kết hợp với trồng lúa Tài nguyên đã cho năng suất cao.
Ông Phạm Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở KH-CN, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu 2 dự án khoa học đánh giá: “Từ thành công các dự án mang lại, Bạc Liêu có thể chủ động trong việc sản xuất nhân tạo nghêu giống cũng như cho sinh sản cá sặc rằn để phục vụ sản xuất của nông dân. Về lâu dài, nông dân có thêm nhiều mô hình mới góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.

Rong nho biển hay còn gọi là rong cầu lục bi nhỏ, rong guộc, có tên khoa học Caulerpa lentillifera, thuộc Bộ rong cầu lục Caulerpales, Ngành rong lục Chlorophyta, phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như Philippines, Java, Micronesia, Bikini,…

Thời gian qua, giá nấm mèo luôn giữ ở mức cao nên nhiều hộ trong và ngoài hợp tác xã mở rộng diện tích trồng nấm bán tết nên nguồn cung trên thị trường khá dồi dào, giá thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 5 - 8 ngàn đồng/kg. Ngoài nấm mèo thì Hợp tác xã Toàn Thắng còn cung cấp cho thị trường khoảng 400 - 500 kg nấm bào ngư tươi/ngày.

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.

Vườn ươm mắc ca giống của Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên tại xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) được tưới ẩm bằng hệ thống phun sương tự động.