Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi

Việc đầu tư lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất, nhất là trong nuôi trồng thủy sản, sẽ giúp người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu giảm bớt chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Qua đó, góp phần thúc đẩy mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng phát triển.
Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.
Trước nhu cầu trên, tỉnh đã tiến hành khảo sát ở những địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn như: TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải… để đầu tư nâng cấp, hạ thế lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất. Đồng thời cho những hộ nuôi tôm công nghiệp với diện tích lớn được đăng ký áp giá điện. Từ khi dự án đầu tư lưới điện 3 pha được triển khai, người nuôi tôm trong vùng quy hoạch rất phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Tự (ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) bày tỏ: “Từ khi có điện 3 pha phục vụ sản xuất, điện áp rất ổn định, không còn cảnh mất điện cục bộ như trước. Nhờ vậy mà tôm nuôi cũng phát triển nhanh hơn. Còn về tiền điện, trước đây gia đình tôi đóng gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng nay chỉ đóng từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Từ đó, tôi có thêm một khoản chi phí để mua trang thiết bị phục vụ việc nuôi tôm”.
Để giúp người nuôi tôm trong tỉnh giảm bớt chi phí tiền điện cũng như hạn chế việc sử dụng điện sinh hoạt đưa vào sản xuất, thời gian tới, ngành chức năng cần tiếp tục đầu tư thêm nhiều tuyến hạ thế lưới điện 3 pha. Bởi, vẫn còn nhiều nơi, người dân đang mong chờ được sử dụng điện 3 pha để sản xuất, kinh doanh.
Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1837F1/Dau_tu_ha_the_luoi_dien_3_pha_Nguoi_nuoi_tom_phan_khoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.