Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi

Việc đầu tư lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất, nhất là trong nuôi trồng thủy sản, sẽ giúp người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu giảm bớt chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Qua đó, góp phần thúc đẩy mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng phát triển.
Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.
Trước nhu cầu trên, tỉnh đã tiến hành khảo sát ở những địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn như: TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải… để đầu tư nâng cấp, hạ thế lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất. Đồng thời cho những hộ nuôi tôm công nghiệp với diện tích lớn được đăng ký áp giá điện. Từ khi dự án đầu tư lưới điện 3 pha được triển khai, người nuôi tôm trong vùng quy hoạch rất phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Tự (ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) bày tỏ: “Từ khi có điện 3 pha phục vụ sản xuất, điện áp rất ổn định, không còn cảnh mất điện cục bộ như trước. Nhờ vậy mà tôm nuôi cũng phát triển nhanh hơn. Còn về tiền điện, trước đây gia đình tôi đóng gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng nay chỉ đóng từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Từ đó, tôi có thêm một khoản chi phí để mua trang thiết bị phục vụ việc nuôi tôm”.
Để giúp người nuôi tôm trong tỉnh giảm bớt chi phí tiền điện cũng như hạn chế việc sử dụng điện sinh hoạt đưa vào sản xuất, thời gian tới, ngành chức năng cần tiếp tục đầu tư thêm nhiều tuyến hạ thế lưới điện 3 pha. Bởi, vẫn còn nhiều nơi, người dân đang mong chờ được sử dụng điện 3 pha để sản xuất, kinh doanh.
Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1837F1/Dau_tu_ha_the_luoi_dien_3_pha_Nguoi_nuoi_tom_phan_khoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm trong cả nước. Tại tỉnh Đồng Tháp, mặc dù chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng hiện nay đang vào mùa thu hoạch rộ lúa đông xuân, tình trạng vịt chạy đồng thả tràn lan đang là một trong những nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng.

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.

Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm khiến người tiêu dùng lo sợ nên giá các sản phẩm gia cầm liên tục giảm. Tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng giá giảm, sức mua giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả người sản xuất và kinh doanh gia cầm.

Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.

Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.