Bắc Kạn Kiểm Soát Chất Lượng Giống Cây Hồng Không Hạt

Nhằm thực hiện tốt quy trình sản xuất giống cây ăn quả hồng không hạt, kiểm soát được chất lượng nguồn giống, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện hoạt động xây dựng và kiểm soát chất lượng giống cây ăn quả hồng không hạt.
Được sự hỗ trợ của Dự án 3PAD, mô hình được thực hiện tại xã Bành Trạch (Ba Bể - Bắc Kạn) với 02 cơ sở sản xuất giống tham gia, đó là: Cơ sở sản xuất giống cây trồng Thụ Lan; Vườn ươm thuộc Chương trình 30a với 10 hộ dân tham gia.
Triển khai thực hiện, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ 02 cơ sở sản xuất giống các vật tư cần thiết ban đầu, như: Tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ chi phí mua cành mắt ghép, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Sau gần một năm, 02 cơ sở sản xuất giống đã thực hiện tốt các bước của quy trình sản xuất giống cây hồng không hạt ghép như lựa chọn gốc ghép, cành ghép và ghép cây; cách chăm sóc vườn ươm… Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ sống của cây ghép đạt 96,7%, trong đó số cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn của hai vườn ươm là 4.350 cây, đạt 108% mục tiêu của mô hình.
Kết thúc các khâu trong chuỗi các hoạt động của mô hình, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã xây dựng xong dự thảo quy trình kiểm soát chất lượng, bao gồm các bước kiểm soát cũng như các tiêu chuẩn mà các cơ sở sản xuất giống cây cây ăn quả cần đạt được trong quá trình thực hiện để trình cấp trên phê duyệt...
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá tầm tại trại cá Cấm Sơn, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiếp tục nhân rộng với khoảng 8 vạn con bao gồm cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.

Thịt vịt trời thuộc thực phẩm cao cấp. Từ bao đời nay, người dân các xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hễ bắt được vịt trời là để ăn, để bán chứ không ai nuôi.

Trong mùa mưa, nền nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm cao, ẩm độ cao, ánh sáng ngày ngắn, chất lượng thức ăn thô xanh giảm; các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm bệnh phát sinh phát triển, nên gia súc cũng dễ mắc bệnh.

Ngày 18/9, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lâm Đồng (LIFSAP) tổ chức hội nghị đánh giá việc áp dụng GAHP (thực hành chăn nuôi tốt) giai đoạn 2010 - 2015.

Thời gian qua, cùng với mô hình phát triển vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn, nông dân xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang còn mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.