Bắc Kạn Kiểm Soát Chất Lượng Giống Cây Hồng Không Hạt

Nhằm thực hiện tốt quy trình sản xuất giống cây ăn quả hồng không hạt, kiểm soát được chất lượng nguồn giống, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện hoạt động xây dựng và kiểm soát chất lượng giống cây ăn quả hồng không hạt.
Được sự hỗ trợ của Dự án 3PAD, mô hình được thực hiện tại xã Bành Trạch (Ba Bể - Bắc Kạn) với 02 cơ sở sản xuất giống tham gia, đó là: Cơ sở sản xuất giống cây trồng Thụ Lan; Vườn ươm thuộc Chương trình 30a với 10 hộ dân tham gia.
Triển khai thực hiện, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ 02 cơ sở sản xuất giống các vật tư cần thiết ban đầu, như: Tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ chi phí mua cành mắt ghép, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Sau gần một năm, 02 cơ sở sản xuất giống đã thực hiện tốt các bước của quy trình sản xuất giống cây hồng không hạt ghép như lựa chọn gốc ghép, cành ghép và ghép cây; cách chăm sóc vườn ươm… Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ sống của cây ghép đạt 96,7%, trong đó số cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn của hai vườn ươm là 4.350 cây, đạt 108% mục tiêu của mô hình.
Kết thúc các khâu trong chuỗi các hoạt động của mô hình, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã xây dựng xong dự thảo quy trình kiểm soát chất lượng, bao gồm các bước kiểm soát cũng như các tiêu chuẩn mà các cơ sở sản xuất giống cây cây ăn quả cần đạt được trong quá trình thực hiện để trình cấp trên phê duyệt...
Có thể bạn quan tâm

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.

Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương