Bắc Kạn Kiểm Soát Chất Lượng Giống Cây Hồng Không Hạt

Nhằm thực hiện tốt quy trình sản xuất giống cây ăn quả hồng không hạt, kiểm soát được chất lượng nguồn giống, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện hoạt động xây dựng và kiểm soát chất lượng giống cây ăn quả hồng không hạt.
Được sự hỗ trợ của Dự án 3PAD, mô hình được thực hiện tại xã Bành Trạch (Ba Bể - Bắc Kạn) với 02 cơ sở sản xuất giống tham gia, đó là: Cơ sở sản xuất giống cây trồng Thụ Lan; Vườn ươm thuộc Chương trình 30a với 10 hộ dân tham gia.
Triển khai thực hiện, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ 02 cơ sở sản xuất giống các vật tư cần thiết ban đầu, như: Tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ chi phí mua cành mắt ghép, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Sau gần một năm, 02 cơ sở sản xuất giống đã thực hiện tốt các bước của quy trình sản xuất giống cây hồng không hạt ghép như lựa chọn gốc ghép, cành ghép và ghép cây; cách chăm sóc vườn ươm… Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ sống của cây ghép đạt 96,7%, trong đó số cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn của hai vườn ươm là 4.350 cây, đạt 108% mục tiêu của mô hình.
Kết thúc các khâu trong chuỗi các hoạt động của mô hình, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã xây dựng xong dự thảo quy trình kiểm soát chất lượng, bao gồm các bước kiểm soát cũng như các tiêu chuẩn mà các cơ sở sản xuất giống cây cây ăn quả cần đạt được trong quá trình thực hiện để trình cấp trên phê duyệt...
Có thể bạn quan tâm

Tỷ giá biến động, giá nguyên liệu nhân công tăng cao khiến sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.

Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.