Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 3 Ha Cây Sơn Tra

Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 3 ha cây sơn tra, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà (Lào Cai), loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phát triển tốt và có nhiều triển vọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo.
Đề tài “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng thâm canh đa mục đích cây sơn tra” do UBND tỉnh phê duyệt ngày 2/12/2011, giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì thực hiện tại xã Tà Chải, huyện Bắc Hà. Tổng diện tích trồng thử nghiệm là 3ha, theo hình thức trồng tập trung và phân tán.
Thời điểm mới trồng, cây chỉ cao khoảng 30 cm, sau hơn một năm, đến nay cây có chiều cao trung bình khoảng 2,5 m, tán rộng khoảng 3 m.
Theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà, cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đặc biệt, cây sơn tra có khả năng chịu hạn tốt và có tuổi thọ cao. Do vậy, loại cây này có thể đưa vào trồng thay thế cây lâm nghiệp, có tác dụng phòng hộ tốt.
Cây sơn tra cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên thị trường, mỗi kg quả sơn tra có giá khoảng 30.000 đồng. Nếu mô hình này được nhân rộng, sẽ góp phần giúp nhân dân trên địa bàn huyện xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Dẫn tôi đi thăm mô hình nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Bãi Dài, một hộ dân nuôi bò sữa lớn nhất trên địa bàn xã An Sinh (Quảng Ninh) hiện nay, ông Lê Đình Đảm, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ An Sinh cho biết: Hiện nay, có 3 thôn của xã An Sinh duy trì và phát triển tốt đàn bò sữa với tổng số là 53 con, nuôi tại 12 hộ dân.

Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.

Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.