Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Bình (Bình Thuận) Thực Hiện Mô Hình Ủ Cành, Quả Thanh Long Bị Bệnh Làm Phân Hữu Cơ

Bắc Bình (Bình Thuận) Thực Hiện Mô Hình Ủ Cành, Quả Thanh Long Bị Bệnh Làm Phân Hữu Cơ
Ngày đăng: 15/01/2015

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xảy ra ở 17/18 xã, thị trấn của huyện Bắc Bình (Bình Thuận) gây thiệt hại cho người trồng thanh long. Thực hiện Tháng hành động vệ sinh vườn thanh long, vừa qua Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc thực hiện mô hình ủ cành, quả thanh long bị bệnh làm phân hữu cơ.

Mô hình được triển khai tại thị trấn Chợ Lầu, có quy mô 5 ha với 6 hộ tham gia. Là một trong những nhà vườn có tỉ lệ nhiễm bệnh đốm nâu khá cao, hộ anh Lâm Hồng Đức ở thôn Hòa Thuận đã mạnh dạn tham gia mô hình và được cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn vệ sinh vườn thanh long và kỹ thuật xử lý cành, quả thanh long bị bệnh bằng chế phẩm BIO - ADB làm phân hữu cơ. Anh Lâm Hồng Đức cho biết: Nếu mô hình này đạt hiệu quả thì bệnh đốm nâu không còn là nỗi lo.
Gia đình anh Đức có 400 trụ thanh long. Thời điểm đất trong vườn đạt độ ẩm cao, tỉ lệ cành, quả thanh long của vườn nhà anh bị nhiễm bệnh đốm nâu lên tới 50%, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho gia đình. Vì vậy sau khi được tập huấn về quy trình tiêu hủy nguồn bệnh và quản lý loại bệnh này, anh và các thành viên trong mô hình đã có ý thức trong việc vệ sinh vườn, phòng bệnh đốm nâu trên cây thanh long. Tham gia mô hình, các hộ còn được cung cấp một số loại thuốc giúp cành thanh long mau phục hồi về tốc độ sinh trưởng và các chế phẩm sinh học để ủ cành, quả thanh long bị bệnh thành phân hữu cơ.
Quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh do Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện: Sau khi cắt tỉa cành thanh long bị bệnh, thu gom và đem ủ, phun bổ sung chế phẩm sinh học BIO-ADB và phụ gia vào đống ủ. Sau 30 ngày cành, quả thanh long bị phân hủy và sau 45 ngày có thể sử dụng làm phân bón.


Có thể bạn quan tâm

Theo tàu đánh bắt cá cơm Theo tàu đánh bắt cá cơm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

06/10/2015
Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015
Anh Tiến trâu tự thoát nghèo Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

06/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

06/10/2015