Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây bưởi xanh vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thí điểm tại 2 địa điểm ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và xã Nâm N’Jang (Đắk Song).
Đây được xem là một trong những công nghệ có nhiều triển vọng trong việc đem lại kết quả khả quan cho người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Phạm Ngọc Danh, Giám đốc Sở KH&CN thì công nghệ tưới nhỏ giọt có rất nhiều ưu điểm như lưu lượng tưới nhỏ, thời gian một lần tưới dài, chu kỳ tưới ngắn, có thể khống chế lượng nước tương đối chính xác, đưa nước và chất dinh dưỡng đến vùng đất quanh rễ cây...
Phương pháp tưới nhỏ giọt còn thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau nên có thể sử dụng rộng rãi ở mọi địa hình, thổ nhưỡng. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ không chỉ giúp cho người trồng tiết kiệm được công lao động mà còn hạn chế thất thoát cho nguồn nước tưới. Hệ thống có tuổi thọ gần 10 năm nên còn giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu...
Được biết, thiết bị tưới nước nhỏ giọt gồm có 3 bộ phận, đó là hệ thống điều khiển trung tâm; đường ống chính, đường ống nhánh, phụ kiện đầu nối và dây tưới nhỏ giọt. Trong đó, đường ống chính được chôn dưới đất từ 30-50cm, cứ cách 0,4-0,5cm là có gắn một đầu nhỏ giọt chìm bên trong dây tưới…
Thực tế cho thấy, do lượng nước được chảy theo ống đặt ngầm dưới đất, giúp ngấm dần và trực tiếp cung cấp cho bộ rễ nên cây trồng đã được hấp thụ nhiều và nhanh hơn so với cách tưới thông thường. Người dân cũng tiết kiệm được lượng phân bón cho cây trồng mà không lo bị hao hụt nhiều như cách phun hay rải phân trước đây, vì nó đã được hòa cùng với nước và bón trực tiếp cho rễ.
Ngoài ra, nước chạy ngầm và thấm dưới lòng đất còn khiến cho bề mặt vườn cây hạn chế được các loại cỏ dại, giảm công chăm sóc. Trang trại Nguyễn Ngọc Vân ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) là 1 trong 2 mô hình được lắp đặt thí điểm công nghệ tưới nhỏ giọt lần này. Vườn bưởi có diện tích 1 ha của trang trại đã trồng được 3 năm và năm nay bước vào vụ thu hoạch đầu tiên.
Ông Nguyễn Ngọc Vân, chủ trang trại cho biết: “Trước đây, tôi thường dùng béc lớn để tưới cho cả vườn cây ăn trái nên tốn khá nhiều chi phí; đồng thời, còn làm dẽ đất, hao nước, mà lại không ngấm được đồng đều. Được Sở KH&CN hỗ trợ công nghệ tưới mới này, gia đình rất phấn khởi.
Bởi hệ thống không chỉ được lắp đặt, vận hành đơn giản, tiện dụng, mà còn giảm độc hại đối với sức khỏe của nông dân trong quá trình phòng trừ sâu bệnh. Thời gian tới, gia đình cũng sẽ phấn đấu đầu tư lắp đặt cho toàn bộ 3 ha cây ăn trái còn lại để nâng cao năng suất cho cây trồng”…
Được biết, nguồn nước tưới hiện nay của trang trại đang được lấy từ hệ thống giếng khoan của gia đình thông qua áp lực do máy bơm cung cấp để tưới và bón phân tự động. Trong quá trình lắp đặt máy bơm tại đây, Sở KH&CN đã phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thiên Phú (TP.Hồ Chí Minh) để trực tiếp hướng dẫn về cách lắp đặt, sử dụng, bảo quản cho các hộ dân.
Theo đó, ống dẫn nước nhỏ giọt được chôn giữa hai hàng đôi của vườn bưởi có đầu nối với ống dẫn chính để lấy nước. Ống có đường kính 2cm, khi nước được đưa vào tạo thành áp suất đẩy bật trên thân ống, làm cho nước thoát ra, ngấm dần vào đất, cung cấp nước cho cây trồng.
Hệ thống này cũng đã ngăn không có đất, cát lọt và gây tắc đường ống trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, các loại thuốc trừ sâu bệnh cũng được ống dẫn chính hút và hòa tan cùng với nước để tưới cho cây…
Cũng theo ông Danh thì mô hình tưới nhỏ giọt còn có thể góp phần cải tạo khí hậu, môi trường cảnh quan cho khu vườn của các gia đình trong mùa khô hanh. Vì vậy, trong thời gian tới, sau khi nhiệm vụ này hoàn thành, đơn vị sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ và mở rộng quy mô trên địa bàn tỉnh, giúp người dân tiết kiệm công lao động, nước tưới và phân bón; đồng thời, từng bước nâng cao năng suất cho cây trồng…
Có thể bạn quan tâm

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.