Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 20/08/2015

Như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 3 cơ sở nuôi tôm ứng dụng VietGAP có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, hệ thống ao nuôi thiết kế bảo đảm chắc chắn, nguồn nước sử dụng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, không gần nguồn gây ô nhiễm, khu nuôi có hệ thống ao lắng, kênh cấp, kênh thoát riêng biệt...

Việc áp dụng VietGAP (quy phạm thực hành sản xuất tốt, Vietnamese Good Agricultural Practices) vào trong nuôi trồng thủy sản được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đây là một xu hướng tất yếu cho quá trình nuôi an toàn từ trang trại đến bàn ăn, bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân nuôi trồng, thu hoạch, chế biến nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Đặc biệt là trong thời gian tới, khi hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản được ký kết với các nước đòi hỏi phải có sản phẩm sạch, môi trường không bị ô nhiễm, bảo đảm cho sức khỏe của con người là hết sức quan trọng. Do đó, ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là điều kiện cần và đủ cũng như hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nuôi theo chuẩn VietGAP khá tốn kém và khó thực hiện đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, hiện chưa có cơ chế cho đầu ra sản phẩm được chứng nhận VietGAP, chưa có cơ chế hỗ trợ duy trì giấy chứng nhận sau khi hết hạn khiến cho người nuôi không mấy mặn mà với mô hình này.

Áp dụng VietGAP chắc chắn chất lượng thủy sản sẽ tăng lên, năng suất cũng cao hơn, việc xuất khẩu cũng thuận lợi hơn. Để làm được điều này cần thay đổi nhận thức và thói quen từ người sản xuất đến tiêu dùng, có sự kết nối với các bên tham gia trong chuỗi giá trị… Bên cạnh đó, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời Nhà nước cần có sự hỗ trợ ban đầu để giúp người dân quen dần với việc từng bước ứng dụng VietGAP hiệu quả hơn.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ trồng cà tím Làm giàu từ trồng cà tím

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

06/05/2015
Công nghệ trồng rau gần như không dùng đất và nước Công nghệ trồng rau gần như không dùng đất và nước

Một công ty Mỹ đang khởi công xây dựng nông trại lớn nhất thế giới rộng gần 7.000 m2, trồng rau sạch bằng công nghệ khí canh, ước tính cung cấp hơn 900 tấn rau mỗi năm cho người dân thành phố Newark, bang New Jersey

06/05/2015
Kỹ sư về quê trồng cam kiếm tiền tỉ Kỹ sư về quê trồng cam kiếm tiền tỉ

Có tấm bằng đại học trong tay, thay vì ra thành thị xin việc như bao cử nhân khác, chàng trai Phạm Hoàng Lộc, 31 tuổi ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang lại quyết định về quê thuê đất trồng cam sành. Nhờ chăm chỉ và nắm bắt được kỹ thuật nên mỗi năm anh có nguồn thu nhập hàng tỉ đồng.

06/05/2015
Cam sành tăng giá kỷ lục Cam sành tăng giá kỷ lục

Hiện nay, thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) với giá từ 47.000 - 55.000 đồng/kg (loại 1), 35.000 - 40.000 đồng/kg (loại 2), tăng gần gấp đôi so với tháng trước.

06/05/2015
Tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới đạt chuẩn GlobalGAP Tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới đạt chuẩn GlobalGAP

Vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - Bộ Công Thương có quyết định công nhận Tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đạt tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP.

06/05/2015