Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 3 cơ sở nuôi tôm ứng dụng VietGAP có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, hệ thống ao nuôi thiết kế bảo đảm chắc chắn, nguồn nước sử dụng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, không gần nguồn gây ô nhiễm, khu nuôi có hệ thống ao lắng, kênh cấp, kênh thoát riêng biệt...
Việc áp dụng VietGAP (quy phạm thực hành sản xuất tốt, Vietnamese Good Agricultural Practices) vào trong nuôi trồng thủy sản được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đây là một xu hướng tất yếu cho quá trình nuôi an toàn từ trang trại đến bàn ăn, bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân nuôi trồng, thu hoạch, chế biến nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Đặc biệt là trong thời gian tới, khi hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản được ký kết với các nước đòi hỏi phải có sản phẩm sạch, môi trường không bị ô nhiễm, bảo đảm cho sức khỏe của con người là hết sức quan trọng. Do đó, ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là điều kiện cần và đủ cũng như hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nuôi theo chuẩn VietGAP khá tốn kém và khó thực hiện đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, hiện chưa có cơ chế cho đầu ra sản phẩm được chứng nhận VietGAP, chưa có cơ chế hỗ trợ duy trì giấy chứng nhận sau khi hết hạn khiến cho người nuôi không mấy mặn mà với mô hình này.
Áp dụng VietGAP chắc chắn chất lượng thủy sản sẽ tăng lên, năng suất cũng cao hơn, việc xuất khẩu cũng thuận lợi hơn. Để làm được điều này cần thay đổi nhận thức và thói quen từ người sản xuất đến tiêu dùng, có sự kết nối với các bên tham gia trong chuỗi giá trị… Bên cạnh đó, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời Nhà nước cần có sự hỗ trợ ban đầu để giúp người dân quen dần với việc từng bước ứng dụng VietGAP hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.

Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp tại miền Trung nói chung và Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.