Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Năm Liền Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Đạt Hiệu Quả Cao

Ba Năm Liền Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 15/11/2013

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lan cho biết, năm 2011, qua tìm hiểu và học hỏi mô hình ở các tỉnh phía Bắc, anh bắt đầu thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất. Năm đầu tiên do mới bắt đầu nuôi nên anh thận trọng thả mật độ thấp 6 - 8 con/m2, thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi tôm chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Sau thời gian nuôi 5 tháng, anh thu được 600 kg tôm càng xanh thương phẩm, với giá bán tại thời điểm đó là 180.000 đồng/kg, anh thu được 108 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lãi trên 28 triệu đồng.

Năm 2012 cũng với diện tích 3.000m2, anh thả mật độ dày hơn, là 12 con/m2. Cũng sau gần 5 tháng nuôi anh thu được 850kg, với giá bán 220.000 đồng/kg thu được 187 triệu đồng, lãi trên 40 triệu đồng.

Với những kinh nghiệm thực tế từ 2 năm trước, năm 2013, sau khi cải tạo ao hồ tốt, anh thả 4 vạn tôm giống, đến nay sau 4,5 tháng nuôi anh thu được 960 kg với giá bán 240 - 250 ngàn đồng/kg (tỷ lệ sống ước đạt 80%), doanh thu về 230 triệu đồng, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn, anh còn lãi trên 60 triệu đồng.

Sau 3 năm nuôi tôm càng xanh, anh Lan rút ra kinh nghiệm: “Tôm càng xanh dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá bán cao, chi phí không lớn. Tuy nhiên, để nuôi tôm càng xanh có hiệu quả cao, ổn định thì việc thứ nhất, cần chọn được nguồn tôm giống tốt; thứ hai, trong quá trình nuôi để tránh thất thoát thì ao hồ nuôi tôm phải đảm bảo, không rõ rỉ, thường xuyên phải kiểm tra xem trong ao nuôi có lẫn cá lóc không...; thứ ba, tôm càng xanh đòi hỏi nguồn nước sạch do đó cần phải có nguồn chủ động”.

Kết quả thực tế từ mô hình nuôi tôm càng xanh của hộ gia đình anh Võ Tá Lan ở xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc bước đầu cho thấy, đây là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hoá đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Tĩnh.


Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Chất Thải Nuôi Gia Cầm Xử Lý Chất Thải Nuôi Gia Cầm

Ngày 31/10 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu giống gà Sơn Tinh (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã chính thức khởi công dự án xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm do Tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc (TP.HCM) thiết kế, thi công.

07/11/2014
Xã Tả Lủng Phát Triển Chăn Nuôi Theo Nhóm Hộ Xã Tả Lủng Phát Triển Chăn Nuôi Theo Nhóm Hộ

Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.

10/11/2014
Quản Lí Phân Bón Chồng Chéo, Ôm Đồm! Quản Lí Phân Bón Chồng Chéo, Ôm Đồm!

Việc Bộ Công thương ban hành Thông tư số 29/2014-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón cùng một loạt quy định về cấp phép, thanh tra, xử lí, XNK, những tưởng giúp thị trường phân bón đi vào quy củ, song thực tế lại rối như canh hẹ.

07/11/2014
Cây Quế Ở Yên Lập Lên Ngôi Cây Quế Ở Yên Lập Lên Ngôi

Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.

10/11/2014
Người Tày Nuôi Cá Bỗng Người Tày Nuôi Cá Bỗng

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

09/11/2014