Ba Lan ký hiệp định xuất khẩu táo vào Việt Nam

Theo Đài Phát thanh Ba Lan, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Marec Sawicki mô tả hiệp định đã ký kết rất quan trọng với Ba Lan bởi nước này đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có táo, và Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng ở châu Á.
Với sản lượng thu hoạch hàng năm lên tới 2,5 triệu tấn, Ba Lan là nước xuất khẩu táo lớn nhất ở Châu Âu và thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung quốc.
Năm ngoái nước này xuất khẩu trên 1 triệu tấn táo, và Nga là thị trường nhập khẩu táo lớn nhất của Ba Lan.
Tuy nhiên, xuất khẩu táo của Ba Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Nga quyết định ngừng nhập khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp của châu Âu trong đó có táo của Ba Lan kể từ ngày 1/8/2014, buộc nước này chuyển hướng tìm nhà nhập khẩu mới.
Chính phủ Ba Lan đã tiếp cận một số thị trường mới ở châu Á và coi Việt Nam như một thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng.
Tháng 3/2015 một đoàn công tác Chính phủ Ba Lan đã sang làm việc với phía Việt Nam để hoàn tất các thủ tục pháp lý mở đường cho việc xuất khẩu táo vào Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp Ba Lan, nước này hy vọng với việc ký kết hiệp định ngày 2/10, mỗi năm Ba Lan có thể xuất khẩu 100.000 tấn táo vào thị trường Việt Nam.
Hiện nay Ba Lan cũng đã xuất khẩu táo sang một số thị trường khác ở Châu Á như Singapore, Ấn Độ và Bangladesh.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), vụ Đông Xuân vừa qua, theo tính toán của nông dân tỉnh Quảng Nam, mỗi ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 mang lại lợi nhuận nhiều hơn 40 triệu đồng/vụ so với lúa thường.

Những ngày qua, giá lúa khô trên địa bàn huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có chiều hướng tăng cao sau thời gian sụt giảm. Cụ thể, giá lúa OM 4900 được mua với giá 6.000 đồng/kg, các giống còn lại từ 5.500 - 5.800 đồng/kg tùy loại.
Trong khi nhà vườn trồng nhãn da bò khu vực ĐBSCL đang đau đầu với dịch bệnh chổi rồng thì tại vườn của ông Tô Văn Bảy (Bảy Tô, 56 tuổi, ngụ ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ - Vĩnh Long) có 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh và đang tươi tốt.

Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long và hướng dẫn tiêu hủy cành, trái bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón.