Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Đỡ Cho Người Nghèo Điện Biên Đông

Bà Đỡ Cho Người Nghèo Điện Biên Đông
Ngày đăng: 28/05/2014

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông đã thực hiện hiệu quả 12 chương trình tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ nghèo trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Đặng Xuân Hướng, tổ 2, thị trấn Điện Biên Đông. Nhìn ngôi nhà khang trang và mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khép kín với hệ thống chuồng trại được đầu tư kiên cố, khoa học của anh Hướng thì khó ai có thể tin rằng cách đây hơn 10 năm, gia đình anh Hướng là một trong những hộ nghèo của thị trấn.

Anh Hướng nhớ lại: Ngày ấy, chưa có hướng phát triển kinh tế, cuộc sống gia đình chỉ trông vào 300m2 ruộng, nhà đông người làm không đủ ăn.

Khi được cán bộ Hội Nông dân thị trấn tuyên truyền về vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế, tôi đã vay 30 triệu đồng và tận dụng quỹ đất của gia đình để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt. Tận dụng tối đa nguồn vốn vay, từng bước mở rộng mô hình, đến nay, gia đình anh Hướng đã có 1 hệ thống chuồng trại kiên cố với 4 chuồng nuôi lợn thịt và 1 chuồng nuôi lợn nái, tổng diện tích khoảng 3.000m2.

Mỗi năm, anh Hướng xuất ra thị trường khoảng 7 tấn lợn thịt. Ngoài ra, gia đình anh còn mở dịch vụ xay xát, nấu rượu và nuôi thêm gần 100 con gà lai chọi. Mỗi năm, gia đình anh Hướng thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Thành công từ mô hình chăn nuôi đã giúp gia đình anh cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập và từng bước thoát nghèo.

Không chỉ ở thị trấn mà những hộ nghèo các xã vùng cao cũng phát huy hiệu quả vay vốn để thoát nghèo. Anh Lò Văn Muôn, bản Na Phát B, xã Na Son cho biết: Trước đây, tôi đã có thời gian làm nghề buôn cá giống, sáng lặn lội xuống huyện Điện Biên lấy cá giống rồi ngược lên huyện Điện Biên Đông để bán cho các hộ nuôi thủy sản trong vùng, vất vả nhưng lợi nhuận không được bao nhiêu vì chi phí vận chuyển lớn.

Sau khi học được kỹ thuật nuôi cá giống, tôi đã vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đào ao nuôi cá giống. Sau 2 năm tôi đã thành công với mô hình này. Đến nay, nhà đình anh Muôn đã có 5 ao lớn, nhỏ với diện tích 6.000m2 để nuôi cá giống. Năm 2013, gia đình anh thu được 100 triệu đồng từ bán cá giống.

Gia đình anh Hướng, anh Muôn chỉ là 2 trong rất nhiều gia đình ở huyện Điện Biên Đông đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Ông Cà Hải Biên, Chủ tịch UBND thị trấn Điện Biên Đông cho biết: Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho các tổ chức, đoàn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên thành lập các tổ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn phát triển kinh tế; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả lãi, nợ đúng kỳ hạn.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện cử cán bộ hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật và định hướng phát triển kinh tế phù hợp với thực tế địa phương. Hiện nay, thị trấn Điện Biên Đông có 10 tổ vay vốn với 464 hộ tham gia, tổng dư nợ tính hết ngày 12/5 là 7,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông cho biết: Từ nguồn vốn vay ưu đãi, tính đến nay trên địa bàn huyện đã có hơn 6.000 hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Trong đó, gần 50% số hộ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay đã thoát nghèo.

Ngoài nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn hỗ trợ cho các đối tượng như: Học sinh, sinh viên đi học; giúp lao động nông thôn giải quyết việc làm...

Đến nay, đơn vị đã hỗ trợ cho 623 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, 150 lao động nông thôn có việc làm, hơn 2.500 hộ nghèo có nhà ở... Tính tới ngày 30/4/2014, tổng dư nợ toàn huyện đạt trên 157 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 10%, tỷ lệ thu lãi đạt 60%, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ chiếm 1,32%.

Thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức hội ở 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

08/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

08/08/2014
Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan Khánh Hòa, Nhiều Hộ Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Táo Thái Lan

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

29/07/2014
Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

29/07/2014
Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất Thị Trấn Cam Đức (Khánh Hòa) Thiệt Hại Mì Vì Nắng Hạn Và Sùng Đất

Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.

08/08/2014