Bã Diệt Kiến Tự Chế Trong Sản Xuất Thanh Long

Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.
8 - 9 giờ sáng thường là khoảng thời gian kiến tấn công cành non và trái non nhiều nhất. Mẫu mã trái sẽ rất xấu nếu các vết cắn khi trái còn nhỏ trở thành các vết sần trên vỏ trái trưởng thành. Trái sần bị xếp vào loại trái giạt, giá bán rất thấp. Để khắc phục, nông dân thường sử dụng hóa chất phun xịt lên cây, nhưng hiệu quả diệt kiến không cao lại gây mất an toàn cho trái. Có một thời, người ta dùng cám rang trộn thuốc diệt kiến, nhử cho kiến ăn, bằng cách này cũng diệt được kiến khá hiệu quả nhưng do bột cám rơi rớt nên không diệt kiến triệt để.
Gần đây, nhiều nông dân sử dụng bã diệt kiến tự chế theo cách làm mới đạt hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái, phù hợp với sản xuất theo hướng GAP. Ông Huỳnh Hồng Ửng, chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo, đã sử dụng bã tự chế bao gồm cơm dừa nạo, mỡ heo, đường, trộn thuốc Regent; bã kiến được gói vào các túi vải nhỏ, mỗi túi dùng cho một trụ thanh long, để vào chỗ kín trên cây, tránh nắng và mưa. Ông Huỳnh Văn Quang ở HTX thanh long Chợ Gạo thì sử dụng bánh mì chiên mỡ, ngâm trong dung dịch Regent (2 gram thuốc trong 1 lít nước đường), đem nhét vào chỗ kín trên cây, tránh nắng và mưa, mỗi mẩu bánh dùng cho một trụ, mỗi năm làm 2 lần. Cách làm trên (kiến bị thu hút và ăn bã diệt kiến) diệt được hầu hết kiến trên vườn.
Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an toàn cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong mùa mưa, nhất là khi bà con nông dân không chủ động các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Bệnh hại mới nguy hiểm trên cây thanh long. Theo nông dân, khi “dính” bệnh này sẽ khiến nhánh thanh long bị thối, chết cành già không thể cứu vãn.

Để giúp bà con có biện pháp quản lý, ông Trần Minh Tân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận đưa ra giải pháp.

Đốm trắng (bệnh đốm nâu, bệnh tắc kè…) là một bệnh mới xuất hiện cách nay khoảng chục năm, nhưng đã lây lan rất nhanh ở vùng chuyên canh cây thanh long

Có được kết quả này là do ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai giải pháp hiệu quả trừ bệnh đốm nâu trên thanh long.