Bà Con Nuôi Tôm Chú Ý Những Cơn Mưa Lớn

Trong thời gian qua nhiều người nuôi tôm gọi điện trực tiếp cho tôi về hiện tượng tôm đang ăn bình thường, gan và ruột bình thường đột nhiên sáng ra tôm cong mình búng mạnh lên khỏi mặt nước rồi đục cơ và rớt đáy chết.
Sau khi trao đổi với các ao nuôi tôm bị hiện tượng trên tôi nhận thấy có 1 điểm chung là chiều của ngày hôm trước đó ở các vùng nuôi này có mưa lớn với mức nước trong ao lên cao sau khi mưa. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu ở đây là do nguồn nước mưa này gây nên các hiện tượng sau:
1) Nước mưa là nước ngọt có tỉ trọng nhỏ hơn nước mặn, lợ nên nước mưa nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước ngay cả khi chúng ta chạy quạt - đặc biệt những ao để nước sâu - vì vậy sau khi mưa lớn nước trong ao bị phân tầng nên oxy hòa tan không xuống được đáy ao, đặc biệt là khi về đêm quá trình hô hấp của tôm và vi sinh vật trong ao càng làm thiếu hụt oxy hòa tan ở lớp đáy ao - làm tôm bị sốc nặng.
2) Trời mưa lớn làm nhiệt độ và độ mặn của nước ao biến động lớn.
3) Nước mưa là nước ngọt có pH thấp, hơn nữa a xít nitite (HNO3) trong nước mưa làm giảm pH đột ngột. Ngoài ra, các ao nuôi ở vùng đất phèn thì khi mưa a xít của bờ ao bị rửa trôi xuống ao càng làm pH của ao giảm thấp trong khi đáy ao thiếu oxy hòa tan làm hình thành khí H2S và tăng tính độc của H2S khi pH giảm thấp.
Sự thay đổi đột ngột các yếu tố quan trọng của môi trường nước ao nuôi (Oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ mặn...) sau mưa lớn đã làm tôm bị sốc nặng nên tôm co mình búng khỏi mặt nước rồi bị cong thân, đục cơ và rớt đáy chết.
Vì vậy bà con nên cần tăng cường chạy quạt, rút bỏ lớp nước mặt ngay trong khi mưa, ở các ao nuôi vùng đất phèn thì rút bỏ cả nước mặt và lớp nước đáy, đánh thêm vôi cho ao (10 Kg cho 1000 khối nước) và Sanolife Nutrilke (4 kg cho 1.000 khối nước) của công ty INVE Aquaculture vào ao nuôi ngay trong khi đang có những cơn mưa lớn để giảm bớt sốc cho tôm. Ngoài ra, nên giảm hoặc ngưng cho ăn trong thời điểm này. Sau khi mưa bà con có thể tạt thêm Vitamin C và khoáng tạt. Những vùng đất phèn thì cần rải vôi thêm vôi cho bờ ao trước khi mưa.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Với hơn 16 năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, Thái Lan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công. Xin giới thiệu các bài học kinh nghiệm này để bà con nuôi tôm tham khảo.