Bà Con Nông Dân Cam Lâm Chuyển Đổi Sang Trồng Xoài Úc

Vụ xoài năm 2014, bà con trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chịu thiệt hại khá nặng do dịch bệnh, giá cả xuống thấp. Do đó, bước sang vụ xoài mới, nhiều nông hộ ở Cam Lâm đã quyết định chuyển giống xoài địa phương sang giống xoài Úc, nhằm nâng cao thu nhập.
Hiện trên địa bàn huyện có gần 4000 ha xoài, trong đó, giống xoài địa phương chiếm đến hơn 50% trên tổng diện tích. Theo số liệu thống kê, đến nay, diện tích bà con chuyển đổi đã chiếm hơn 1/3 trong số diện tích xoài địa phương. Hầu hết bà con đều lựa chọn xoài Úc, giống R2E2, với đặc tính trái lớn, thịt dày, ngon, năng suất cao để cấy ghép.
Việc canh tác giống xoài Úc thuận lợi hơn nhiều các giống xoài địa phương, kể cả xoài cát Hòa Lộc. Vụ vừa rồi, mặc dù giá bán các loại xoài khác giảm sút, riêng xoài Úc vẫn giữ mức từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, và dễ tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chính khiến bà con ồ ạt chuyển đổi.
Các ngành chức năng địa phương cần có định hướng kịp thời trong việc chuyển đổi giống xoài. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng các vùng chuyên canh xoài tập trung, theo phương thức tiên tiến, từ đó, giúp bà con có quy trình canh tác cây xoài một cách hợp lý nhất.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói, các sản phẩm phân trung vi lượng hữu cơ là sự lựa chọn rất dễ dàng nhưng mang lại nhiều lợi ích đối với cây trồng trong các điều kiện canh tác khác nhau của nhà nông.

Mục tiêu của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), thực hiện từ năm 2013 - 2018 là hỗ trợ xây dựng khoảng 36.000 hầm biogas cỡ nhỏ (3 triệu đồng/công trình).

Khoảng 3 năm trở lại đây, nghề nuôi lợn ở xã Đại An, huyện Thanh Ba, Phú Thọ rất phát triển. Nhưng đằng sau đó là câu chuyện lo âu về môi trường.

Dưa chuột SL1.2 có đặc tính sinh trưởng mạnh, phân nhánh nhiều, khả năng ra hoa và đậu quả cao, quả suôn, dài 19 - 21cm, giòn, ngọt.

Đây là ổ dịch LMLM đầu tiên xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ đầu năm 2015 đến nay.