Bà Con Nông Dân Cam Lâm Chuyển Đổi Sang Trồng Xoài Úc

Vụ xoài năm 2014, bà con trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chịu thiệt hại khá nặng do dịch bệnh, giá cả xuống thấp. Do đó, bước sang vụ xoài mới, nhiều nông hộ ở Cam Lâm đã quyết định chuyển giống xoài địa phương sang giống xoài Úc, nhằm nâng cao thu nhập.
Hiện trên địa bàn huyện có gần 4000 ha xoài, trong đó, giống xoài địa phương chiếm đến hơn 50% trên tổng diện tích. Theo số liệu thống kê, đến nay, diện tích bà con chuyển đổi đã chiếm hơn 1/3 trong số diện tích xoài địa phương. Hầu hết bà con đều lựa chọn xoài Úc, giống R2E2, với đặc tính trái lớn, thịt dày, ngon, năng suất cao để cấy ghép.
Việc canh tác giống xoài Úc thuận lợi hơn nhiều các giống xoài địa phương, kể cả xoài cát Hòa Lộc. Vụ vừa rồi, mặc dù giá bán các loại xoài khác giảm sút, riêng xoài Úc vẫn giữ mức từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, và dễ tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chính khiến bà con ồ ạt chuyển đổi.
Các ngành chức năng địa phương cần có định hướng kịp thời trong việc chuyển đổi giống xoài. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng các vùng chuyên canh xoài tập trung, theo phương thức tiên tiến, từ đó, giúp bà con có quy trình canh tác cây xoài một cách hợp lý nhất.
Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.