Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Chẽ (Quảng Ninh) Bảo Tồn, Phát Triển Cây Trà Hoa Vàng

Ba Chẽ (Quảng Ninh) Bảo Tồn, Phát Triển Cây Trà Hoa Vàng
Ngày đăng: 19/05/2014

Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.

Theo tài liệu “Cây thuốc sạch của Việt Nam cho sức khoẻ cộng đồng” của Công ty TNHH Cây thuốc Việt Nam thì trà hoa vàng hiện mới chỉ thấy có ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Chúng có hình dáng gần giống cây chè xanh và sinh sống trong các khu rừng có độ ẩm, có độ cao dưới 500m.

Cây trà hoa vàng đâm lộc khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, tháng 11 bắt đầu nở hoa có đường kính 5-6cm rất đẹp. Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, bên bờ suối có bóng râm, nên rất thích hợp ở vùng cao Ba Chẽ, vì nơi đây có con sông Ba Chẽ khí hậu ẩm ướt.

Trước đây người ta chỉ biết trà hoa vàng nấu lấy nước uống ngon, người khoẻ mạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Ngày nay, trà hoa vàng được các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được sự sinh trưởng của khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao, giúp hạ đường trong huyết áp. Bởi vậy giá hoa trà rất cao, hiện bán ở Ba Chẽ là 15 triệu đồng/kg hoa khô.

Có một thời người dân các xã vùng cao ở Ba Chẽ đổ xô vào rừng để tìm trà hoa vàng, họ đào rễ bán cả cây cho thương lái thu gom mang sang bên kia biên giới.

Để tránh người dân khai thác mang tính huỷ diệt, một số hộ ở các xã Đạp Thanh, Đồn Đạc (Ba Chẽ) đã đứng ra bao tiêu thu mua cây trà để tránh thất thoát ra nước ngoài, mất giống trà quý ở Việt Nam. Người trồng trà theo hướng bảo tồn đầu tiên ở huyện Ba Chẽ là anh Nịnh Văn Chắng (thôn Khe Sa, xã Đạp Thanh). Anh Chắng hiện trồng 2ha trà với 3.300 cây và đã cho thu hoạch được 1 vụ.

Trước đây, anh Chắng cũng chưa hiểu hết giá trị của trà hoa vàng, nhưng sau khi sử dụng anh nhận thấy đây là loài cây chữa bệnh rất tốt. Từ năm 2006 đến nay, anh Chắng đứng ra thu mua trà hoa vàng của người dân xã Đạp Thanh và các xã lân cận lấy từ rừng về, để phát triển trên khu vực đất nhà mình.

Anh Chắng cho biết: Cây trà hoa vàng rất dễ trồng, vì đây là cây bản địa phù hợp với thổ nhưỡng của Ba Chẽ. Trà trồng 3 năm cho thu hoạch, 1 cây có thể cho 1kg hoa tươi/vụ, 1ha trà cho khoảng 250kg hoa tươi. Với giá bán hiện nay, người trồng trà có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đến nay, ở Ba Chẽ đã có thêm nhiều hộ dân đứng ra thu mua cây trà giống để bảo tồn và phát triển kinh tế, rồi tìm biện pháp nhân rộng. Năm 2013, huyện chỉ có khoảng 4ha trồng trà hoa vàng, tập trung chủ yếu ở xã Đạp Thanh. Cây trà hoa vàng đang được Đạp Thanh dự tính chọn là sản phẩm trong chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của xã.

Năm nay, đã có hơn 40 hộ ở các xã trong huyện đăng ký với Phòng NN&PTNT huyện phát triển diện tích trà hoa vàng lên 52ha. Bà con tham gia mô hình này được huyện hỗ trợ 50% giá giống. Có điều, giống trà hiện còn rất ít trong tự nhiên, nên cần có hướng hỗ trợ phát triển trà giống để những người hiện trồng trà không hái hết hoa, mà để cây ra quả, lấy giống.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Không giống như nhiều loài cây khác rất khó về đầu ra, cây trà hoa vàng tiêu thụ rất tốt, thậm chí không có mà bán. Vấn đề là làm sao bảo tồn được giống…


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Thoát Nghèo Nỗ Lực Thoát Nghèo

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

29/07/2013
Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

29/07/2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

30/07/2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

30/07/2013
Anh Phú Trúng Mùa Tôm Anh Phú Trúng Mùa Tôm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

30/07/2013