Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.
Tháng 4 vừa qua, DAFF đã công bố báo cáo kết luận về các phân tích ngoài quy định về những chính sách hiện hành áp dụng cho việc nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam và Đài Loan, báo cáo này đề xuất việc những loại trái cây được cấp phép phải thỏa mãn hàng loạt các điều kiện nghiêm ngặt về kiểm dịch chất lượng.
Từ năm 2003, Việt Nam và Đài Loan là những nước đầu tiên đệ đơn xin cấp phép xuất khẩu quả vải tươi vào thị trường Australia.
Từ năm 2004 đến nay, Australia nhập khẩu quả vải tươi từ Trung Quốc, Thái Lan với những điều kiện đặc biệt về chất lượng.
Theo DAFF, trái cây tươi từ châu Phi cũng đã được cấp phép để nhập khẩu vào Australia nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có giao dịch thương mại.
Bản báo cáo cuối cùng liệt tất cả các loại côn trùng như loài bướm, bọ xít có cánh ở hoa quả, sâu đục quả, sâu bọ là những loài gây hại cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
Tại phòng Tư vấn an toàn động thực vật, DAFF cho rằng bản báo cáo kết luận này là một bước trong thủ tục hành chính chứ chưa phải bước cuối cùng trong toàn bộ quá trình. Nghĩa là quá trình được xét duyệt bao gồm 4 bước, bước quan trong nhất là các cơ quan chức năng về an toàn thực động vật của Việt Nam và Đài Loan cần phải phát triển kế hoạch sản xuất, tập trung vào hệ thống phòng trừ sâu bệnh để phù hợp với các điều kiện nhập khẩu của DAFF.
DAFF có thể sẽ đến khảo sát thực tế tại Việt Nam và Đài Loan để kiểm tra việc triển khai các điều kiện và phương pháp đánh giá được chấp nhận, bao gồm đăng ký các vùng sản xuất, quá trình làm việc trong xưởng đóng gói và việc xử lý thực tế.
DAFF sẽ không cấp quyền nhập khẩu hàng hóa cho đến khi Việt Nam và Đài Loan thực sự đáp ứng được các yêu cầu điều kiện trong việc kiểm soát các nguy cơ về an toàn thực vật. Bảo hiểm của giấy phép nhập khẩu là một công đoạn bắt buộc để làm căn cứ trước pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất trong công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nên ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường. Ðến tháng 8.2015, Nhơn An đã thực hiện hoàn thành tiêu chí môi trường, và cũng là hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm ngoái, xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường ASEAN khá tốt, trong đó 3 thị trường XK lớn nhất trong khối là Thái Lan, Singapore và Philippines đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.

Những tháng đầu năm 2015, cá tra, tôm là hai mặt hàng XK chủ lực của ngành thủy sản đều sút giảm về kim ngạch. Theo dự báo, dần về cuối năm, XK thủy sản có khả năng khởi sắc.

“Trồng cây gì, nuôi con gì” là câu hỏi quan trọng nhất, thường xuyên nhất, đau đầu nhất với người làm công tác quy hoạch, chính sách.

Với hy vọng đổi đời, người dân xã biển bãi ngang Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng với cách nuôi tự phát, thiếu kỹ thuật nên sau nhiều vụ nuôi thất bại, phải ôm nợ hàng trăm tỷ đồng…