Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.
Tháng 4 vừa qua, DAFF đã công bố báo cáo kết luận về các phân tích ngoài quy định về những chính sách hiện hành áp dụng cho việc nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam và Đài Loan, báo cáo này đề xuất việc những loại trái cây được cấp phép phải thỏa mãn hàng loạt các điều kiện nghiêm ngặt về kiểm dịch chất lượng.
Từ năm 2003, Việt Nam và Đài Loan là những nước đầu tiên đệ đơn xin cấp phép xuất khẩu quả vải tươi vào thị trường Australia.
Từ năm 2004 đến nay, Australia nhập khẩu quả vải tươi từ Trung Quốc, Thái Lan với những điều kiện đặc biệt về chất lượng.
Theo DAFF, trái cây tươi từ châu Phi cũng đã được cấp phép để nhập khẩu vào Australia nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có giao dịch thương mại.
Bản báo cáo cuối cùng liệt tất cả các loại côn trùng như loài bướm, bọ xít có cánh ở hoa quả, sâu đục quả, sâu bọ là những loài gây hại cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
Tại phòng Tư vấn an toàn động thực vật, DAFF cho rằng bản báo cáo kết luận này là một bước trong thủ tục hành chính chứ chưa phải bước cuối cùng trong toàn bộ quá trình. Nghĩa là quá trình được xét duyệt bao gồm 4 bước, bước quan trong nhất là các cơ quan chức năng về an toàn thực động vật của Việt Nam và Đài Loan cần phải phát triển kế hoạch sản xuất, tập trung vào hệ thống phòng trừ sâu bệnh để phù hợp với các điều kiện nhập khẩu của DAFF.
DAFF có thể sẽ đến khảo sát thực tế tại Việt Nam và Đài Loan để kiểm tra việc triển khai các điều kiện và phương pháp đánh giá được chấp nhận, bao gồm đăng ký các vùng sản xuất, quá trình làm việc trong xưởng đóng gói và việc xử lý thực tế.
DAFF sẽ không cấp quyền nhập khẩu hàng hóa cho đến khi Việt Nam và Đài Loan thực sự đáp ứng được các yêu cầu điều kiện trong việc kiểm soát các nguy cơ về an toàn thực vật. Bảo hiểm của giấy phép nhập khẩu là một công đoạn bắt buộc để làm căn cứ trước pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng việc áp dụng tốt các giải pháp về thú y có ý nghĩa quan trọng, vì quản lý tốt dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp tăng đàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững. Sóc Trăng hiện đang tập trung thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2013-2020.

Hai đối tượng nuôi chủ lực là cá tra và tôm đều cho hiệu quả cao. Cá tra đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn trên tổng diện tích nuôi 5.200 ha; tôm nước lợ đạt gần 550.000 tấn trên tổng diện tích nuôi 666.000 ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi lẫn sản lượng.

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.