Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau

Nhờ xử lý qua hệ thống lạnh chân không, việc xuất khẩu rau củ quả của công ty rất thuận lợi do tăng thời hạn sử dụng lên gấp 4-5 lần so với thông thường.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty An Phú Đà Lạt (Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết như vậy.
Chẳng hạn với đậu Hà Lan có thời gian sử dụng trung bình 7-10 ngày khi áp dụng phương pháp lạnh chân không sẽ nâng lên 40-45 ngày, nên có thể vận chuyển đường thủy dài ngày với giá thành rẻ nhưng chất lượng không đổi.
Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm

Công ty do doanh nhân Hà Linh làm chủ đã tạm ngưng thu mua trà của nông dân trên diện tích liên kết. Trong khi đó, người dân tìm các doanh nghiệp khác để bán trà nhưng không ai nhận.

Những ngày này, hàng nghìn hội viên, nông dân TP.Hải Phòng đang háo hức đón chào ngày hội lớn - Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam và biểu dương gương nông dân điển hình tiên tiến (giai đoạn 2010-2015) sẽ được khai mạc ngày 2.10 tới.

Ngày 18.9, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Chế biến hạt giống số 2, công suất 20.000 tấn/năm.

Trồng cây gì, nuôi con gì, chăm sóc thế nào, hạch toán ra sao, đâu là chiến lược phát triển, đầu ra? Đó là những câu hỏi thường trực của các cá nhân, doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào nông nghiệp.

Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Trị đã có những bứt phá về kinh tế đáng tự hào, trong đó đáng chú ý là thu nhập của người dân tăng rõ rệt.