Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.
Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng biện pháp tưới phun mưa đã giúp cho nông dân kiểm soát được chất lượng nước tưới, yêu cầu tưới, từ đó đã tiết kiệm được lượng nước, đáp ứng đủ nước cho cây trồng. Sử dụng tưới tiết kiệm các kết cấu của đất không bị phá vỡ, không gây xói mòn, trôi đất màu có tác dụng tốt cho cây trồng phát triển...
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giá trị vật tư (máy bơm, vòi phun ly tâm, dây điện, ống nhựa các loại, gạch, xi măng...), trị giá từ 70-85 triệu đồng/xã (tuỳ theo diện tích tưới của từng mô hình). Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức được 4 lớp tập huấn về cách xây dựng, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sữa chữa... cho gần 200 lượt người/ngày và tổ chức tham quan học tập.
Thông qua tập huấn, tham quan học tập các hộ nông dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm tháo gỡ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng và vận hành máy.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh xen canh trồng lúa đang phát triển mạnh tại xã Biển Bạch - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau, bởi việc nuôi tôm càng xanh rủi ro ít hơn nuôi tôm sú, tiêu thụ sản phẩm dễ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Thời gian gần đây, dịch bệnh xảy ra liên tiếp làm tôm chết hàng loạt khiến bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không khỏi lo lắng, hoang mang. Trước thực trạng này, trong khi nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục bám trụ với tôm thẻ chân trắng thì số khác lại chuyển sang nuôi giống cua xanh thương phẩm...

Theo ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh trong vùng vừa xuất 53.000 tấn cá tra, nâng tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay lên 592.000 tấn, trị giá 1,6 tỷ USD.

Nhờ chăn nuôi bò sữa mà gia đình chú Nguyễn Văn Niêu (75 tuổi, ở ấp Bến Giảng, xã Phú An, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững…

Với ý chí tự lực làm giàu bằng mô hình nuôi ếch sinh sản và ếch thịt trong bể xi măng, thanh niên Bùi Sơn Nam, ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hiện là dân quân cơ động, nhưng có thu nhập khoảng 200 triệu đồng ngay năm đầu thực hiện mô hình.