Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.
Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng biện pháp tưới phun mưa đã giúp cho nông dân kiểm soát được chất lượng nước tưới, yêu cầu tưới, từ đó đã tiết kiệm được lượng nước, đáp ứng đủ nước cho cây trồng. Sử dụng tưới tiết kiệm các kết cấu của đất không bị phá vỡ, không gây xói mòn, trôi đất màu có tác dụng tốt cho cây trồng phát triển...
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giá trị vật tư (máy bơm, vòi phun ly tâm, dây điện, ống nhựa các loại, gạch, xi măng...), trị giá từ 70-85 triệu đồng/xã (tuỳ theo diện tích tưới của từng mô hình). Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức được 4 lớp tập huấn về cách xây dựng, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, sữa chữa... cho gần 200 lượt người/ngày và tổ chức tham quan học tập.
Thông qua tập huấn, tham quan học tập các hộ nông dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm tháo gỡ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng và vận hành máy.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.