Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Khác với các trại chăn nuôi thông thường, trại nuôi lợn rừng lai của gia đình ông Lê Hồng Hải ở Nha Trang, Khánh Hòa rất sạch sẽ và không bốc mùi hôi thối. Dù nuôi tới trên 100 con lợn rừng lai nhưng lượng chất thải rơi vãi ra môi trường ở đây hầu như không có.
Ông Hải cho biết, trong thời gian dịch bệnh trên đàn lợn hoành hành ở khu vực này thì trại chăn nuôi của gia đình ông hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Có được điều này là do ông đã áp dụng đệm lót sinh thái vào chăn nuôi từ cách đây hơn 2 năm.
Nói về hiệu quả của đệm lót sinh thái, ông Hải cho biết thêm: “Trong 2 năm sử dụng thấy đệm này rất tốt. Tác dụng thiết thực đến chăn nuôi, mức độ bệnh tật trên heo giảm rất nhiều. Ngoài ra, công mình quét dọn giảm đáng kể trong chăn nuôi.”
Đệm lót sinh thái được làm từ một chế phẩm vi sinh kết hợp với mùn cưa hoặc trấu. Trong quá trình đưa vào sử dụng, các loại vi sinh vật phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu, phân do gia súc, gia cầm thải ra, do đó giảm đáng kể mùi hôi thối của phân. Đặc biệt, protein do vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái giúp lợn tiêu hóa tốt hơn.
Hiện nay, ở Khánh Hòa, mới chỉ có 2 mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái. Trước những hiệu quả của công nghệ đệm lót sinh thái, theo ông Đỗ Thanh Sang, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Khánh Hòa, việc mở rộng ứng dụng công nghệ này trong chăn nuôi là cần thiết.
Kỹ thuật làm đệm sinh thái hết sức đơn giản. Giá thành men vi sinh cũng rất rẻ, chỉ khoảng 70 ngàn đồng/kg dùng cho 20 m2 chuồng trại, trong khi đệm có thể sử dụng trên 4 năm. Bên cạnh đó, đệm sinh thái không chỉ sử dụng trong chăn nuôi heo mà còn có thể sử dụng cả đối với cả các loại gia súc gia cầm khác như gà, vịt…
Do đó, công nghệ này cần sớm được đưa vào sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường cũng như ngăn ngừa các nguy cơ lây lan dịch bệnh trên vật nuôi đang tiềm ẩn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2013 xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình hoàn thành gieo cấy 400 ha lúa mùa trước ngày 7-7. Đây là vụ màu được chuẩn bị tốt nhất và có nhiều giải pháp quan trọng về cơ cấu giống, trà lúa và hướng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.