Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 02/03/2012

Khác với các trại chăn nuôi thông thường, trại nuôi lợn rừng lai của gia đình ông Lê Hồng Hải ở Nha Trang, Khánh Hòa rất sạch sẽ và không bốc mùi hôi thối. Dù nuôi tới trên 100 con lợn rừng lai nhưng lượng chất thải rơi vãi ra môi trường ở đây hầu như không có.

Ông Hải cho biết, trong thời gian dịch bệnh trên đàn lợn hoành hành ở khu vực này thì trại chăn nuôi của gia đình ông hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Có được điều này là do ông đã áp dụng đệm lót sinh thái vào chăn nuôi từ cách đây hơn 2 năm.

Nói về hiệu quả của đệm lót sinh thái, ông Hải cho biết thêm: “Trong 2 năm sử dụng thấy đệm này rất tốt. Tác dụng thiết thực đến chăn nuôi, mức độ bệnh tật trên heo giảm rất nhiều. Ngoài ra, công mình quét dọn giảm đáng kể trong chăn nuôi.”

Đệm lót sinh thái được làm từ một chế phẩm vi sinh kết hợp với mùn cưa hoặc trấu. Trong quá trình đưa vào sử dụng, các loại vi sinh vật phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu, phân do gia súc, gia cầm thải ra, do đó giảm đáng kể mùi hôi thối của phân. Đặc biệt, protein do vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái giúp lợn tiêu hóa tốt hơn.

Hiện nay, ở Khánh Hòa, mới chỉ có 2 mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái. Trước những hiệu quả của công nghệ đệm lót sinh thái, theo ông Đỗ Thanh Sang, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Khánh Hòa, việc mở rộng ứng dụng công nghệ này trong chăn nuôi là cần thiết.

Kỹ thuật làm đệm sinh thái hết sức đơn giản. Giá thành men vi sinh cũng rất rẻ, chỉ khoảng 70 ngàn đồng/kg dùng cho 20 m2 chuồng trại, trong khi đệm có thể sử dụng trên 4 năm. Bên cạnh đó, đệm sinh thái không chỉ sử dụng trong chăn nuôi heo mà còn có thể sử dụng cả đối với cả các loại gia súc gia cầm khác như gà, vịt…

Do đó, công nghệ này cần sớm được đưa vào sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường cũng như ngăn ngừa các nguy cơ lây lan dịch bệnh trên vật nuôi đang tiềm ẩn hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

25/05/2015
Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015
Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

25/05/2015
Đau đáu với nỗi lo con nghêu Đau đáu với nỗi lo con nghêu

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.

25/05/2015
Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng

Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

25/05/2015