Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Như mọi người trong làng Nha, anh chỉ biết làm ruộng, cuộc sống vô cùng khó khăn nhất là khi các vùng nông nghiệp bị áp lực đô thị hóa
Khi trở thành quận Long Biên, quê anh hết ruộng cấy, nhìn bãi sông Hồng mênh mông cỏ ngập đầu người anh nghĩ đến chuyện mua trâu về chăn.
Lúc đầu đàn chỉ có 2 con, anh Tiến nuôi lớn rồi đổi lấy trâu chửa, cứ 2 con trâu thường đổi được một con trâu chửa.
Dần dần đàn trâu của anh lớn lên hai chục, sáu chục con, đến hôm nay đã là gần ba trăm con.
Cuối năm, tầm tháng Mười, anh thường bán cả đàn cho thương lái tận Móng Cái (Quảng Ninh).
Có tiền anh lại tậu nghé, lại nuôi đến cuối năm.
Cứ như vậy sản nghiệp của anh ngày càng lớn mạnh.
Ngoài trâu ra, khi có tiền anh thuê bãi đê của thành phố năm mươi năm, trồng nhãn, cam thành trang trại.
Anh Tiến là tấm gương sáng của người nông dân tự thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Còn ở Bến Tre các thương lái từ TP.HCM về ấp 5, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm đặt hàng các đại lý cố gắng thu gom ít nhất từ 3 - 5 tấn chuối già/ngày.

Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỉ đồng dập dịch chổi rồng trên cây nhãn nhưng bệnh vẫn tái phát, nông dân phải đốn bỏ trên 900 ha nhãn bị bệnh để bán củi.

Liên tục những ngày qua, người dân trồng chuối ở khu vực ĐBSCL lại phấn khởi vì giá chuối bất ngờ tăng gấp đôi so với trước đó, từ 3.000 đồng/kg tăng lên 6.000-7.000 đồng/kg.

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.