Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Thọ Trồng Cây Đạt Hiệu Quả Cao

Anh Thọ Trồng Cây Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 31/07/2013

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn đất sản xuất của gia đình anh Thọ chỉ có vỏn vẹn 2,5 sào chủ động bơm tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh. Trong đó có 1,3 sào trồng ớt sừng đang vào mùa thu hoạch trái chiến. Mỗi tuần, anh hái hai lứa ớt 100- 120 kg bán cho thương lái thu mua tại vườn với giá 12.000 đồng. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh hại và bón phân hợp lý, mặt hàng ớt do anh Thọ trồng trái thẳng, màu đỏ tươi được thị trường ưa chuộng. Sau khi trồng ba tháng, cây ớt sừng bắt đầu cho thu hoạch kéo dài 3-4 tháng. Tính riêng 1,2 sào đất trồng ớt, gia đình anh Thọ có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Còn lại 1,3 sào đất, anh Thọ lên luống trồng 600 gốc khổ qua, hàng cách hàng 2 mét, cây cách cây 1 mét, phủ ny lông chống cỏ và giữ độ ẩm cho cây. Vườn khổ qua sau 25 ngày xuống giống bám cọc bò lên giàn cao khoảng 1,6 mét. Cây khổ qua vườn nhà anh Thọ dự kiến cho lứa trái đầu tiên vào cuối tháng 12 dương lịch và thu hoạch rộ vào dịp tết nguyên đán Canh Tỵ. Một sào đất trồng khổ qua bán vào dịp tết cho lợi nhuận 40- 50 triệu đồng. Anh Thọ cho biết điều kiện quan trọng số một của nghề trồng khổ qua là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Nông dân trồng khổ qua sử dụng phân chuồng bón nền và sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại và cách ly 7- 10 ngày trước khi thu hoạch để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Nông dân phải bảo đảm chất lượng nông sản hàng hóa của mình khi đưa ra thị trường để giữ mối làm ăn lâu bền với các chủ vựa thu mua.

Một nắng hai sương gắn bó với 2,5 sào đất chuyên trồng cây la-ghim, anh Thọ chắt chiu nuôi con ăn học chu đáo. Cháu gái đầu Nguyễn Thị Ngọc Thi đang học năm thứ ba đại học ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh. Cháu thứ hai Nguyễn Trần Minh Thư học lớp 12 chuyên Hóa tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Mỗi tháng, anh Thọ dành dụm 5 triệu đồng nuôi hai con trọ học xa nhà. “Tuy hôm sớm vất vả làm lụng nuôi con nhưng nhìn thấy các cháu học hành giỏi giang, vợ chồng tui rất mừng. Tui tiếp tục giữ nghề trồng các loài cây la-ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với thị trường tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế cao nuôi các con ăn học thành đạt”, anh Nguyễn Thanh Thọ chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak) Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak)

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

18/04/2015
Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách lợi bất cập hại Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách lợi bất cập hại

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

18/04/2015
Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

18/04/2015
Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển

18/04/2015
Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.

18/04/2015