Anh Phước mê làm máy nông nghiệp

Hơn 2 năm trước, anh Phước (SN 1966) đã sáng chế chiếc máy đào đất chuyên dụng để nạo vét mương rãnh, đường nước nội đồng… phục vụ trong việc bơm tưới, tiêu nước cho lúa và hoa màu. Với kích thước đào đất chiều ngang 2,5 tấc, chiều sâu 2,5 tấc; bình quân mỗi giờ máy sẽ đào mới được một đoạn đường nước dài 1.000m, còn nạo vét lại đường nước cũ thì máy sẽ đào được tới 1.300m, tiêu tốn nhiên liệu khoảng 10 lít dầu, giá thuê đào, vét mỗi mét từ 1.000 - 1.500 đồng.
Anh Võ Văn Phước vui vẻ bày tỏ: “Cái máy này giàn khoan nó gắn vào chiếc máy cày, làm rất là nhanh. Nếu so máy với cách đào đất truyền thống thì tương đương khoảng 50 người đào. Giá thành máy rẻ mà hiệu quả thì cao, đất phóng ra xa, người ta khai nước không bị nghẹn, đường khoét sâu, nước chảy thông dữ lắm.
Phấn khởi trước hiệu quả đạt được từ chiếc máy đào đất do mình sáng chế, đầu năm 2015, anh Phước tiếp tục cải tiến thành công và đưa vào sử dụng chiếc máy phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Chiếc máy này có bồn chứa dung tích tới 240 lít, phun rất nhanh so với phun bằng tay truyền thống và hạn chế cây lúa bị đổ ngã do giẫm đạp, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm giá thuê nhân công xịt rất nhiều… Anh cho biết: “Nó tiện dữ lắm, khoảng 7 người mới bằng nó. Mình xịt 1 giờ khoảng 3 phuy, mỗi phuy 240 lít, tính ra là 36 bình. Còn xịt cách cũ thì ông nào giỏi lắm 1 giờ chỉ xịt có 5 bình”.
Hiện anh Võ Văn Phước đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến từ chiếc máy phun thuốc bảo vệ thực vật này để có thêm các công năng nữa là gieo sạ lúa giống theo hàng và sạ phân…
Có thể bạn quan tâm

Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều nhằm mục đích giúp ổn định sản xuất điều, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trồng điều, hạn chế một số rủi ro trong mua bán, xuất khẩu điều.

Sau 10 năm cây ca cao phát triển ở Việt Nam, có thể nhận thấy, cây trồng này bắt đầu phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không tăng trưởng nóng về diện tích để có thành tích báo cáo như trước đây.

Việt Nam đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận với thịt bò Pháp nhập khẩu sau gần 20 năm, bà Martine Pinville, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, nghề Thủ công và Kinh tế đoàn kết xã hội thông báo tại cuộc họp báo ngày 28-7 tại Hà Nội.

Thành quả xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, bắt nguồn từ việc phát huy nội lực và tạo niềm tin trong nhân dân.

Đến thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) không ai không biết đến hộ anh Hứa Văn Sắn, người dân tộc Chăm theo đạo Hồi, với mô hình trồng măng tây tưới nước tiết kiệm.