Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Nguyễn Văn Mộc Bám Ruộng Rẫy Để Làm Giàu

Anh Nguyễn Văn Mộc Bám Ruộng Rẫy Để Làm Giàu
Ngày đăng: 11/10/2014

Anh Nguyễn Văn Mộc (sáu Dũng), ngụ ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây (huyện Châu Thành) được tiếng khen là nông dân cần cù lao động, chí thú làm ăn, kinh tế gia đình khá giả, có của ăn của để.

Khi mới lập gia đình, anh được bên vợ cho 2.400 m2 đất sản xuất. Lúc đầu trồng lúa nhưng do thu nhập thấp nên anh chuyển sang trồng cây màu. Nhờ “có tay”  trồng màu, nên anh mạnh dạn thuê 1,5 ha đất, mỗi năm trồng 4 vụ màu, chủ yếu là dưa leo và khổ qua. Nhờ được chăm sóc tốt nên các vụ rau màu đều cho năng suất cao và bán có giá.

Mới đây, anh trồng 7 công bí hồ lô bán được giá từ 5 - 8 ngàn đồng/ kg, thu khoảng 100 triệu đồng. Kế đến là 2 công đất trồng khổ qua, bán được giá từ 7 - 8 ngàn đồng/kg, thu 35 triệu đồng. Anh cho biết, sau khi trừ chi phí sản xuất, tiền thuê đất, bình quân hàng năm anh thu lãi trên 150 triệu đồng.

Khi được hỏi về bí quyết trồng màu đạt năng suất cao, anh Mộc vui vẻ cho biết, đó là ngoài việc sử dụng phân hóa học, anh còn bón nhiều phân hữu cơ cho cây màu làm cho đất tơi xốp và giúp cho cây phát triển tốt, thời gian cho trái  kéo dài, ăn lâu bền hơn.

Đã vất vả lao động ngoài đồng, nhưng anh còn đầu tư 200 triệu đồng để nuôi bò sữa, hiện trong chuồng có 6 con bò lớn, nhỏ. Từ chỗ nghèo khó nhưng nhờ quyết bám với ruộng rẫy và chăn nuôi nên giờ đây anh Mộc đã tạo dựng được cuộc sống gia đình sung túc, nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ. Điều vinh dự lớn là năm 2013 anh được công nhận danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

27/11/2015
Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

27/11/2015
Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

27/11/2015
Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

27/11/2015
Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg

27/11/2015