Anh Lương Văn Ghế Trồng Thanh Long Trên Bờ Bao Vuông Tôm

Anh Lương Văn Ghế (ấp Chòi Mòi, xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là người thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên bờ bao vuông tôm cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, giúp cải thiện, nâng cao cuộc sống gia đình.
Năm 2011, sau khi xem chương trình khuyến nông trên truyền hình chỉ dẫn cách trồng và chăm sóc thanh long, anh Ghế rất tâm đắc. Anh cải tạo diện tích đất bỏ trống sau nhà, đổ trụ bê-tông và nhờ người quen tìm mua hom thanh long giống. Lúc đầu anh trồng thử 15 trụ thanh long. Nhờ chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng, 15 trụ thanh long đã cho trái.
Nhận thấy loại cây này phát triển tốt và thích nghi với đất bờ bao vuông tôm, anh Ghế quyết định mở rộng diện tích. Anh học cách ương hom thanh long giống để trồng 130 trụ thanh long. Thời gian đầu, anh Ghế gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho cây.
Mỗi lần cây thanh long bệnh, anh phải tìm đến các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ nông nghiệp xã, huyện để nhờ tư vấn. Những ngày nắng hạn, anh phải ngày hai buổi tưới nước cho vườn thanh long không bị héo… Bao công sức anh bỏ ra cuối cùng cũng không uổng phí. Vụ đầu tiên anh thu hoạch 150kg thanh long.
Hiện nay, mỗi tháng với 130 gốc thanh long, anh Ghế thu về số tiền gần 2 triệu đồng. Anh Ghế tâm sự: “Trồng thanh long cực lắm! Nếu mình không chăm sóc kỹ thì trái sẽ nhỏ, và khi chín trái có vị chua. Ở đây, đất bờ bao vuông tôm còn bỏ trống rất nhiều, nếu bà con tận dụng nó để trồng màu hay thanh long thì sẽ cải thiện cuộc sống gia đình”.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.