Anh Lê Văn Pho Đổi Đời Nhờ Trồng Nấm Linh Chi

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.
Sau khi mua 9.000 bao phôi nấm về, anh đã dựng trại bằng mái lá, vách phên cùng với các dãy khung bằng gỗ nối liền nhau trên diện tích khoảng 200 m2 để trồng nấm.
Theo anh Pho thì trại nên lợp bằng lá và sử dụng nền đất giữ ẩm để phôi mau ra nấm, mỗi ngày nên tưới đều lên bao phôi bằng nước giếng sạch (không nên dùng nước mưa). Đến khi phôi ra nấm thì dùng bét phun nhuyễn lên phôi liên tục, sau hai giờ phun một lần.
Nhờ sự cần mẫn chịu khó của anh, nên mới hơn một tháng mà trại nấm đã cho kết quả rất khả quan. Từ các bao phôi được xếp thành hàng, đã mọc lên đầy các tai nấm màu trắng đục, trông rất đẹp mắt.
Hiện nay, trại nấm linh chi của anh đang vào mùa thu hoạch rộ. Nấm phát triển rất nhanh. Một tai nấm bé xíu, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã phát triển thành hình san hô to bằng ba ngón tay người lớn là thu hoạch được.
Với 9.000 bao phôi nấm, mỗi ngày anh thu được 100 kg nấm linh chi thương phẩm. Tiêu thụ tại thành phố Mỹ Tho với giá 30.000 đồng/kg. Với giá bán này chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi là anh sẽ hoàn được vốn đầu tư và 3 tháng rưỡi còn lại là thời gian anh thu lợi từ mô hình trồng nấm linh chi của gia đình.
Nhờ quyết chí làm ăn và nhạy bén tiếp thu kỹ thuật trồng trọt mà giờ đây gia đình anh Pho không những thoát nghèo mà còn có cơ may làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.