Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp

Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp
Ngày đăng: 27/08/2013

Ông Trần Hà Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh cho biết: Biến đổi khí hậu đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cấu trúc mùa, nhiệt độ. Lượng mưa gia tăng và phân bổ không đồng đều vào mùa mưa, trong khi lại suy giảm trong mùa khô; nhiệt độ tăng trong mùa hè và chênh lệch lớn về nền nhiệt trong mùa đông sẽ tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt được nhận định là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cơ cấu giống chưa hợp lý, vài năm nay lúa vùng lòng chảo Mường Thanh thường xuyên nhiễm bệnh. Trong ảnh: Nông dân xã Thanh Hưng làm cỏ cho lúa.

Đợt mưa lũ kéo dài trong toàn tỉnh vừa qua, đã làm thiệt hại tài sản của nhân dân ước tính lên đến 79,65 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, hiện thống kê sơ bộ của ngành cho thấy: Có 961ha ruộng lúa bị sạt lở, bồi lấp; mất trắng như: TP. Điện Biên Phủ 1,856ha; huyện Điện Biên Đông 80,6ha; huyện Mường Ảng 174ha... 17 công trình thủy lợi bị hư hỏng, trong đó huyện Mường Chà 1 công trình và huyện Tuần Giáo 16 công trình; hệ thống kênh mương bị thiệt hại nghiêm trọng, hiện toàn tỉnh có 4.703m kênh bị hư hỏng; 13 phai tạm và 167m kè kiên cố bị gãy đổ; gần 89ha ao cá và gần 1.000 con gia súc, gia cầm bị nước cuốn trôi.

Biến đổi khí hậu với những tác động ngày càng gia tăng và khó lường đã dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Báo cáo đánh giá của Phòng trồng trọt (Sở Nông nghiệp & PTNT) cho thấy: so sánh nhiệt độ 2 năm: năm 2011 – 2012; nhiệt độ chênh lệch tăng từ 0,2 - 1,90C; nhiệt độ không khí trung bình tháng tại vùng thấp dao động từ 24 – 260C, trong khi đó, vùng núi cao là 30,30C. Tổng lượng bốc hơi năm dao động từ 69-122mm, cao hơn cùng kì năm 2011 từ 11-49 mm.

Do vậy đã làm ảnh hưởng tới việc gieo trồng một số cây trồng cạn như ngô, đậu tương; đặc biệt là cây trồng trên nương. Đây cũng là nguyên nhân bất lợi, làm một số diện tích ngô trong vụ vụ xuân hè 2012 của huyện Điện Biên Đông bị chết do gieo xong thì đúng vào thời điểm nắng nóng, khô hạn.

Nhiệt độ tăng dần hàng năm đã dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Vụ lúa xuân hè 2012 - 2013 vừa qua, ở nhiều xã trong vùng lòng chảo huyện Điện Biên năng suất lúa chỉ đạt 5,5 - 6,3 tấn/ha. Sản lượng cũng như năng suất giảm đáng kể so với các năm trước, bởi do có sự tác động lớn của thời tiết.

Với ngày nắng nhiều, không có rét, nên mặc dù cây sinh trưởng tốt, song sâu bệnh lại phát triển mạnh, nên phần lớn diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn.

Hiện ngành Nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu với 1 số chương trình hành động cụ thể: Tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi mới, cải tạo nâng cấp các công trình hiện có để nâng cao năng lực tích trữ nước cho mùa khô hạn, giảm thất thoát nước.

Xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ sông, suối; áp dụng các biện pháp chống xói mòn đối với nương trên đất dốc kết hợp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.

Cùng với đó là tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về phát triển nông nghiệp. Đẩy mạnh các đề án, hoạt động trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng để nâng cao khả năng hấp thụ khí CO2 của thảm thực vật trên địa bàn góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Hệ lụy từ biến đổi khí hậu là hiện tượng lũ quét và sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi, trồng trọt và môi trường. Các cấp, các ngành cần tăng cường phối hợp để xây dựng đề án sản xuất nông nghiệp; bám sát, dự báo tình hình; ứng phó và xử lý kịp thời để giảm nhẹ thiệt hại.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

19/05/2015
Đậu phụng được mùa, được giá Đậu phụng được mùa, được giá

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

19/05/2015
Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

19/05/2015
Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

19/05/2015
Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

19/05/2015