Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Ảnh hưởng của Amoniac trong ao tôm

Ảnh hưởng của Amoniac trong ao tôm
Tác giả: Khiết Trần
Ngày đăng: 14/03/2022

Giới Thiệu

Amoniac (NH3/NH4+) sống cùng tôm, hiểu rõ hơn về amoniac

Mùa hè khi nhiệt độ tăng cao (32 độ C) gây tăng lượng amoniac (NH3/NH4+) trong ao, đồng thời làm rối loạn một số chức năng sinh lí của tôm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm nuôi. Amoniac là chất độc trong ao nuôi thủy sản nói chung, amoniac được hình thành thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm, hàm lượng amoniac trong ao tôm tăng lên khi nhiệt độ hoặc pH tăng lên trong điều kiện 30 độ C pH < 8.0 thì NH3 thường dưới 10%.

Amonia trong môi trường tăng cao dẫn đến việc đào thải amoniac trong máu giảm xuống, gia tăng pH máu và làm bất hoạt một số enzyme, ngăn cảng quá trình đào thải CO2 trong máu, cản trở quá trình hô hấp xảy ra. Do đó tôm bị thiếu hụt oxy cho dù môi trường có đủ oxy nếu ngộ độc quá nặng có thể dẫn đến chết.

Ảnh Hưởng Của Amoniac Trong Ao Tôm

Tương tự như nitrite, amoniac cản trở quá trình hô hấp diễn ra nên tôm ngộ độc thường có hiện tượng đục thân, lờ đờ rồi chết dù cho trong ao đủ lượng oxy. Độc tính của amonia mạnh hay yếu còn tùy các yếu tố như cỡ tôm, độ mặn, nhiệt độ và pH trong ao. Đối với tôm giai đoạn nhỏ, giống lúc mới thả thì khá nhạy cảm hơn so với tôm lớn đặc biệt là các ao nuôi thâm canh với mật độ dày càng dễ xảy ra tình trạng ngộ độc nhiều hơn các ao nuôi với mật độ thấp. Đối với các ao nuôi có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, pH cao là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc amonia cấp tính. Đối với các hệ thống nuôi kính, cần tránh nhiệt độ tăng cao trên 34 độ C, pH trên 8.0, lúc này tôm rất nhạy cảm và dễ dẫn đến tôm chết hàng loạt, đôi lúc tỉ lệ chết lên đến 100% đối với các ao ngộ độc nặng và xử lý không đúng tác nhân.

Để hạn chế tình trạng ngộ độc xảy ra trong ao, người nuôi cần chú ý trong việc cho ăn phù hợp từng giai đoạn của tôm. Không nên nuôi tôm trong điều kiện độ mặn quá thấp (dưới 15‰), theo dõi nhiệt độ và pH trong nước thường xuyên để tránh xảy tình trạng tác động kép (tôm nhỏ, nhiệt độ cao, pH cao) gây ngộ độc cấp tính và làm thiệt hại vụ nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tử địa của hải sản tầng đáy ở cảng cá Sa Huỳnh Tử địa của hải sản tầng đáy ở cảng cá Sa Huỳnh

Ngư dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết, với lưới rập giăng thả dày đặc tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh như hiện nay thì các loại hải sản lớn, nhỏ sống ở tầng đáy khó mà thoát thân.

17/08/2016
Con tôm Việt giữ vị trí trung phong Con tôm Việt giữ vị trí trung phong

Theo dự kiến, năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt tới trên 3 tỷ USD (vượt cả xuất khẩu gạo). Xác định đây là mặt hàng chiến lược của Việt Nam, tân Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã tới thăm thủ sản xuất phủ tôm giống tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận và chủ trì hội nghị lớn để đưa ra những định hướng cho ngành tôm.

17/08/2016
Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên biển Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên biển

Theo Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7 đạt 564 triệu USD (giảm 2,2% so với tháng 6). Lũy kế 7 tháng, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,65 tỷ USD.

17/08/2016
Đề nghị Bộ Tài chính không áp thuế Artemia Đề nghị Bộ Tài chính không áp thuế Artemia

Ngày 12-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về việc áp mã hàng hóa và truy thu thuế nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia

17/08/2016
Loạn thị trường cá tra miền Tây do có bàn tay thương lái Trung Quốc Loạn thị trường cá tra miền Tây do có bàn tay thương lái Trung Quốc

Cùng một số nguyên nhân khách quan thì yếu tố làm loạn thị trường của các thương lái Trung Quốc đã làm cho vùng nuôi cá tra miền Tây hỗn loạn.

17/08/2016