Anh Đặng Văn Lai Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Hiệu Quả

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày đầu khởi nghiệp với 3 công đất trồng lúa sản xuất 3 vụ/năm, vất vả nhưng thu nhập không cao. Năm 2000, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, ông Lai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng sầu riêng giống RI6 và Mong Thong với chất lượng trái tốt, sản lượng cao và được thị trường ưa chuộng.
5 năm sau đó, vườn sầu riêng của ông cho trái với lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa. Có được nguồn vốn tích lũy qua nhiều năm, ông mua thêm 6 công đất tiếp tục mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Ông Lai đã tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào xử lý cho cây ra hoa trái vụ. Với 9 công đất trồng sầu riêng đạt năng suất 15 tấn/vụ, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi gần 300 triệu đồng.
Áp dụng phương thức lấy ngắn nuôi dài, ông tận dụng các khu đất trống trong vườn để trồng xen trên 100 gốc cây tắc, giúp tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Kinh tế gia đình ổn định, ông có điều kiện nuôi con ăn học thành tài, hiện đang công tác trong ngành sư phạm tại TP.Hồ Chí Minh.
Gia đình ông nhiều năm liền là gia đình văn hoá tiêu biểu ở địa phương. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương như vận động nhân dân đóng góp xây dựng cầu, đường, giúp vốn, hướng dẫn kỹ thuật giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.
Ông Lê Thanh Tòng, Chi hội trưởng Chi hội nông dân ấp 3, xã Long Trung nhận xét: "Anh Đặng Văn Lai là một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu ở địa phương với vườn sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, gia đình anh luôn tham gia tốt các hoạt động ở địa phương, vợ chồng hạnh phúc, con cái thảo hiền".
Có thể bạn quan tâm

Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.

Nhìn ông Tư Đắc khó ai biết được ông đã ở vào cái tuổi 70. Những bước chân thoăn thoắt bám theo đàn bò trên vùng đất gập gềnh sỏi đá của ông khiến chúng tôi đeo theo muốn bở hơi tai. 20 năm trước, ông Tư Đắc cùng hai người bạn từ phố thị Phan Rang rủ nhau lên đây thuê 120ha đất khai hoang.

Nhờ nuôi cá sấu, người nông dân tròm trèm 60 tuổi với nước da ngăm đen, giọng nói điềm đạm từng rướn mình chở khách trên khúc sông trước nhà, nay đã trở thành doanh nhân tỷ phú, đối tác mãi tận trời Tây .

48 tuổi đời, hơn 30 năm kinh nghiệm làm nông, anh Từ Đình Vang (thôn Cù Và, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã có được cơ ngơi bạc tỷ.

Theo đó, Công ty Rijk Zwaan sẽ phối hợp với các hộ nông dân Đà Lạt hình thành một cơ sở trồng và nghiên cứu các loại giống rau Đà Lạt và giống ngoại nhập (khoảng 3 - 5ha), đồng thời sẽ lập một trang trại chuyên sản xuất hạt giống, đặc biệt là hạt giống rau, để cung cấp cho Việt Nam và xuất khẩu (khoảng 15 - 20ha).