Anh Đặng Văn Lai Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Hiệu Quả

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày đầu khởi nghiệp với 3 công đất trồng lúa sản xuất 3 vụ/năm, vất vả nhưng thu nhập không cao. Năm 2000, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, ông Lai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng sầu riêng giống RI6 và Mong Thong với chất lượng trái tốt, sản lượng cao và được thị trường ưa chuộng.
5 năm sau đó, vườn sầu riêng của ông cho trái với lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa. Có được nguồn vốn tích lũy qua nhiều năm, ông mua thêm 6 công đất tiếp tục mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Ông Lai đã tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào xử lý cho cây ra hoa trái vụ. Với 9 công đất trồng sầu riêng đạt năng suất 15 tấn/vụ, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi gần 300 triệu đồng.
Áp dụng phương thức lấy ngắn nuôi dài, ông tận dụng các khu đất trống trong vườn để trồng xen trên 100 gốc cây tắc, giúp tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Kinh tế gia đình ổn định, ông có điều kiện nuôi con ăn học thành tài, hiện đang công tác trong ngành sư phạm tại TP.Hồ Chí Minh.
Gia đình ông nhiều năm liền là gia đình văn hoá tiêu biểu ở địa phương. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương như vận động nhân dân đóng góp xây dựng cầu, đường, giúp vốn, hướng dẫn kỹ thuật giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.
Ông Lê Thanh Tòng, Chi hội trưởng Chi hội nông dân ấp 3, xã Long Trung nhận xét: "Anh Đặng Văn Lai là một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu ở địa phương với vườn sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, gia đình anh luôn tham gia tốt các hoạt động ở địa phương, vợ chồng hạnh phúc, con cái thảo hiền".
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân nuôi cá lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lo lắng, khi nhiều lồng nuôi, cá liên tục bị chết.

Theo thông tin từ địa phương, hiện nay trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đang bắt đầu vào mùa khai thác nghêu giống và nghêu thịt.

Nông dân các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi ếch Thái thương phẩm mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng/hộ.

Phòng Kinh tế TP.Biên Hòa cho biết, đến nay đã có 202/332 hộ nuôi cá bè di dời đúng vị trí theo Dự án quy hoạch làng cá bè phù hợp với cảnh quan sông Đồng Nai. Số hộ nuôi cá bè tập trung chủ yếu tại các phường: Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa.

Ngày 7-5, Sở NN&PTNT phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức Hội thảo “Các nguyên tắc và thực hành tốt trong tiếp cận phối hợp liên ngành phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, thí điểm áp dụng với hoạt động thủy sản”. Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.