Anh Đặng Văn Lai Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Hiệu Quả

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày đầu khởi nghiệp với 3 công đất trồng lúa sản xuất 3 vụ/năm, vất vả nhưng thu nhập không cao. Năm 2000, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, ông Lai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng sầu riêng giống RI6 và Mong Thong với chất lượng trái tốt, sản lượng cao và được thị trường ưa chuộng.
5 năm sau đó, vườn sầu riêng của ông cho trái với lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa. Có được nguồn vốn tích lũy qua nhiều năm, ông mua thêm 6 công đất tiếp tục mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Ông Lai đã tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào xử lý cho cây ra hoa trái vụ. Với 9 công đất trồng sầu riêng đạt năng suất 15 tấn/vụ, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi gần 300 triệu đồng.
Áp dụng phương thức lấy ngắn nuôi dài, ông tận dụng các khu đất trống trong vườn để trồng xen trên 100 gốc cây tắc, giúp tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Kinh tế gia đình ổn định, ông có điều kiện nuôi con ăn học thành tài, hiện đang công tác trong ngành sư phạm tại TP.Hồ Chí Minh.
Gia đình ông nhiều năm liền là gia đình văn hoá tiêu biểu ở địa phương. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương như vận động nhân dân đóng góp xây dựng cầu, đường, giúp vốn, hướng dẫn kỹ thuật giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.
Ông Lê Thanh Tòng, Chi hội trưởng Chi hội nông dân ấp 3, xã Long Trung nhận xét: "Anh Đặng Văn Lai là một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu ở địa phương với vườn sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, gia đình anh luôn tham gia tốt các hoạt động ở địa phương, vợ chồng hạnh phúc, con cái thảo hiền".
Có thể bạn quan tâm

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

Mùa rộ trái cây ĐBSCL thường “đụng hàng” mùa thu hoạch tập trung ở miền Đông, Tây Nguyên và miền Bắc, nên lượng cung ra thị trường khá lớn gây khủng hoảng thừa, rớt giá. Do vậy, việc điều chỉnh mùa vụ, sản lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề rất cần thiết.

Sả là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, chịu hạn tốt, chi phí đầu tư ít, chỉ 6 tháng đầu năm 2014 diện tích sả tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã tăng thêm gần 100 ha. Tính đến nay, Tân Phú Đông có gần 600 ha sả, tăng gần 200 ha so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.

Khoảng gần 1 tuần qua, lượng tàu khai thác biển tại thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) vào bờ trung bình 50 chiếc mỗi ngày, trong đó có tàu ngoài tỉnh. Sản lượng khai thác ước đạt 100 đến 120 tấn mỗi ngày, giảm gấp 2 lần so với con nước trước đó.