Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Bùi Văn Hoa với mô hình nuôi cá lóc đầu nhím

Anh Bùi Văn Hoa với mô hình nuôi cá lóc đầu nhím
Ngày đăng: 08/07/2015

Qua thời gian trăn trở, anh nhận thấy muốn có thêm thu nhập trang trải chi tiêu trong gia đình và làm giàu thì phải chuyền đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh, đa con, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Qua nhiều lần tham dự các chương trình tập huấn từ Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện, anh Hoa quan tâm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím, bởi cá lóc khá dễ nuôi và có thể đem lại lợi nhuận tương đối cao. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ nuôi loại cá này phải phụ thuộc rất nhiều vào con giống và nguồn thủy sản tự nhiên làm thức ăn cho cá. Theo tính toán, để thu được 1kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn từ 4 - 4,5kg cá tạp làm thức ăn. Như vậy, nếu nuôi với quy mô lớn thì cần phải tìm nguồn thức ăn thay thế cho cá tạp và phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước, vốn và đầu ra cho sản phẩm.

Xác định được những thuận lợi và khó khăn đó, anh quyết định chuyển đổi 4.000m2 diện tích đất trồng lúa sang nuôi cá lóc. Những năm đầu nuôi cá lóc tuy lợi nhuận không như mong muốn nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Do vậy, anh Hoa quyết định mở rộng thêm diện tích 6.000m2 để nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích trên, ban đầu do kinh nghiệm nuôi trên diện tích rộng chưa quen nên gặp một số rủi ro, tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh cao. Không nản lòng anh quyết tâm tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi nên hiện nay tỷ lệ cá đến khi xuất bán đạt trên 80%.

Qua nhiều năm nuôi cá lóc, hiện gia đình anh Hoa đang sở hữu 6 ao nuôi với diện tích 10.000m2. Hàng năm khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch anh bắt đầu thả cá giống để tận dụng nguồn cá tạp khai thác được trong mùa lũ, đến tháng 10, tháng 11 âm lịch anh xuất bán ra thị trường khoảng 400 tấn cá lóc thương phẩm (thời gian nuôi khoảng 5 - 6 tháng/vụ, mỗi năm anh xuất bán 2 vụ). Tính ra doanh thu mỗi năm đạt khoảng 14 - 15 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn lợi nhuận từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm.

Anh Hoa chia sẻ: “Nghề nuôi cá lóc cũng có những khó khăn nhất định, chẳng hạn nuôi cá lóc càng lâu năm thì dịch bệnh xuất hiện càng nhiều và khó điều trị. Ngoài ra, cá lóc chủ yếu được tiêu thụ nội địa nên giá thường không ổn định, giá giảm thấp khi thu hoạch đồng loạt... Vì vậy, người nuôi cá rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, thông tin thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm để ổn định giá bán cá thương phẩm”.


Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang tổng kết mô hình nuôi gà Ri lai an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng Tuyên Quang tổng kết mô hình nuôi gà Ri lai an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng

Ngày 19/8/2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học.

24/08/2015
Bình Định nuôi ong di động Bình Định nuôi ong di động

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.

24/08/2015
Bình Định đầu tư hơn 6.254 tỉ đồng thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Bình Định đầu tư hơn 6.254 tỉ đồng thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn đầu tư trên 6.254 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách trung ương trên 22,181 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương gần 23 tỉ đồng và vốn đầu tư của dân trên 6.208 tỉ đồng.

24/08/2015
Nông dân Đác Nông đánh cược với cây hồ tiêu Nông dân Đác Nông đánh cược với cây hồ tiêu

Trong nhiều năm gần đây, giá hồ tiêu luôn ổn định ở mức cao, khiến nhiều nông dân Đác Nông đã đua nhau phá bỏ cây cao su, cà phê, chuyển đổi đất trồng cây hoa màu ngắn ngày. Thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất rừng để ồ ạt trồng hồ tiêu, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, ngành nông nghiệp địa phương.

24/08/2015
Năng suất lúa Hè Thu đạt 6,5 tấn/ha Năng suất lúa Hè Thu đạt 6,5 tấn/ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch diện tích lúa Hè Thu được 119.723/300.997 ha, chiếm 39,78% diện tích gieo sạ. Năng suất thu hoạch bình quân ước đạt 5,85 tấn/ha. Trong đó, huyện Tân Hiệp đã thu hoạch xong 36.655 ha, đạt 100% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt khá cao, đạt 6,5 tấn/ha và huyện Giồng Riềng đã thu hoạch được 44.960/46.511 ha, đạt 96,66% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt 5,7 tấn/ha.

24/08/2015