Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ân Tường Tây Chống Hạn Cho Cây Chè Gò Loi

Ân Tường Tây Chống Hạn Cho Cây Chè Gò Loi
Ngày đăng: 02/06/2014

Từ năm 2012 đến nay, người dân xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân)  đã khôi phục cây chè Gò Loi với diện tích gần 15 ha. Tuy nhiên, do nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới không có, nhiều diện tích chè mới trồng đã bị chết. Trước tình hình này, huyện Hoài Ân đã hỗ trợ kinh phí để nhân dân Ân Tương Tây chống hạn cho cây chè.

Ông Nguyễn Tấn Cường, ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, có diện tích chè trên 10 sào từ 1 đến 2 năm tuổi. Do do nắng nóng kéo dài, giếng của nhà ông đã cạn kiệt, không có nước tưới nên có trên 30% cây chè giâm cành mới trồng 1 năm tuổi đã bị chết khô.

Ông Cường cho biết:  “Được huyện hỗ trợ 10 triệu, xã Ân Tường Tây hỗ trợ 5 triệu, gia đình tôi đầu tư thêm trên 15 triệu để khoan một cái giếng sâu trên 35 m và dùng hệ thống bơm đẩy để bơm, nguồn nước rất dồi dào nên đảm bảo tưới chống hạn cho diện tích chè, tôi mừng vô cùng”.

Không riêng gì cây chè của nhà ông Cường, mà diện tích chè của các gia đình khác cũng bị chết khô rất nhiều. Nhằm chống hạn kịp thời cho diện tích chè Gò Loi trên địa bàn xã Ân Tường Tây, trước mắt huyện Hoài Ân đã hỗ trợ cho 6 hộ có diện tích chè nhiều, với số tiền 10 triệu đồng/hộ; xã Ân Tường Tây hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng, kinh phí còn lại do hộ trồng chè đảm nhận.

Từ ngày 27.5 đến nay, UBND xã Ân Tường Tây đã hợp đồng 2 nhóm thợ đến khoan giếng cho dân. Tùy theo vị trí mà giếng phải khoan từ độ sâu 30-40 m mới đủ nước tưới. Chi phí đầu tư cho mỗi giếng khoan từ 30 đến 40 triệu đồng tùy độ sâu của giếng. 

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chè Gò Loi, kiến nghị: Việc khoan giếng lấy nước tưới cho cây chè tuy chi phí lớn nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế.

Khi thành lập nông trường chè Gò Loi sau ngày giải phóng đất nước, Nhà nước đã đầu tư xây dựng hồ chứa nước Hóc Cho để có nước tưới cho trên 30 ha chè. Tuy nhiên, từ khi nông trường chè giải thể, hồ Hóc Cho đã hư hại không còn khả năng tưới.

Nhân dân thôn Tân Thịnh nói riêng và nhân dân Ân Tường Tây nói chung mong Nhà nước sớm đầu tư kinh phí  sửa chữa hồ Hóc Cho để nông dân yên tâm tiếp tục khôi phục và mở rộng diện tích chè Gò Loi nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và khôi phục lại loại “danh chè” đã vang bóng một thời.


Có thể bạn quan tâm

Việc Cân Bằng Dinh Dưỡng Giúp Nuôi Tôm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Việc Cân Bằng Dinh Dưỡng Giúp Nuôi Tôm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay sản phẩm tôm chiếm 65% trên tổng số lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm chân trắng nói riêng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi con tôm đang mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nuôi trồng.

28/03/2014
Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

23/07/2014
Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội Hướng Đi Đúng Cho Nông Dân Hà Nội

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

23/07/2014
Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

28/03/2014
Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

28/03/2014