An Toàn Điện Cho Người Trồng Thanh Long

Nhắc lại câu chuyện bị điện giật, anh C.V.D xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) lại không cầm được nước mắt khi nhớ lại người vợ xấu số đã ra đi, để lại con thơ dại.
Trong khi đi chăm sóc thanh long, vợ anh D vô tình chạm tay vào hàng rào lưới bảo vệ thanh long của hàng xóm, điện hở truyền vào hàng rào đã khiến chị D.T.L bị giật chết.
Mặc dù, huyện Chợ Gạo chỉ có khoảng 3.000ha thanh long nhưng những chiếc “bẫy” điện nguy hiểm khá nhiều. Trong vòng 3 năm trở lại đây đã có 4 người chết, hàng chục người bị thương do điện giật. Nguyên nhân chính là do người dân trồng thanh long giăng mắc dây điện, bóng đèn cũ và không thực hiện đúng quy định về an toàn như ngành điện đã khuyến cáo.
Nói đến cây thanh long, người ta thường biết đến ngay tỉnh Bình Thuận được coi là “thủ phủ” của loại cây trồng này trên toàn quốc. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng cây thanh long khoảng gần 20.000ha, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của một phần lớn bà con trong các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình… Tuy nhiên, trên địa bàn cũng đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn điện khiến UBND tỉnh Bình Thuận luôn phải trăn trở trong công tác quản lý.
Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, mùa đông muốn thanh long ra hoa phải chiếu đèn. Từ tháng 9 - 11 người dân hầu như chiếu đèn suốt cả ngày. Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Ngô Văn Quyền - Trưởng Bộ môn Chiếu sáng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) cho biết, hiện bóng đèn dùng cho thanh long được người dân hàn trực tiếp vào đui, để trần, không có thiết bị bảo vệ, cũng không sử dụng đui đèn chuyên dụng. Thậm chí, bóng đèn còn được giăng mắc như “mạng nhện” lại đặt ở vị trí đúng tầm người đi, chỉ cần va chạm là dẫn tới tai nạn. Ngoài bóng đèn, dây điện cũng là những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lớn bởi khi sử dụng nhiều đèn, công suất lớn dẫn tới hiện tượng cháy, chập thường xuyên có thể xảy ra.
Để đảm bảo an toàn cho người trồng thanh long, Công ty UBND tỉnh Bình Thuận đã “đặt hàng” Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chế tạo đèn chuyên dụng để vừa đảm bảo an toàn sản xuất vừa tiết kiệm điện. Đến nay, tại Bình Thuận đã có trên 30% đèn tròn (60 - 75W) được thay thế bằng đèn chuyên dụng Compact 20W, trong đó Rạng Đông chiếm khoảng 80%. “Ngoài đảm bảo an toàn nhờ đui đèn chuyên dụng, bóng đèn chịu được thời tiết ngoài trời, mưa, nắng, đèn Compact chuyên dụng của Rạng Đông còn giúp cho người trồng thanh long tiết kiệm được hơn 60% lượng tiêu thụ điện năng” - ông Ngô Văn Quyền cho biết.
Nhằm nâng cao nhận thức cho người trồng thanh long, một số tỉnh cũng triển khai một số công tác như: Tổ chức tuyên truyền kiến thức về an toàn điện cho bà con với nhiều hình thức như: Phát tờ rơi về sử dụng điện an toàn; tổ chức các lớp học tại các huyện, xã hướng dẫn bà con các biện pháp sử dụng điện an toàn, cách đấu nối dây đúng kỹ thuật,… qua nỗ lực thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn điện...
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.