Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Toàn Điện Cho Người Trồng Thanh Long

An Toàn Điện Cho Người Trồng Thanh Long
Ngày đăng: 30/11/2013

Nhắc lại câu chuyện bị điện giật, anh C.V.D xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) lại không cầm được nước mắt khi nhớ lại người vợ xấu số đã ra đi, để lại con thơ dại.

Trong khi đi chăm sóc thanh long, vợ anh D vô tình chạm tay vào hàng rào lưới bảo vệ thanh long của hàng xóm, điện hở truyền vào hàng rào đã khiến chị D.T.L bị giật chết.

Mặc dù, huyện Chợ Gạo chỉ có khoảng 3.000ha thanh long nhưng những chiếc “bẫy” điện nguy hiểm khá nhiều. Trong vòng 3 năm trở lại đây đã có 4 người chết, hàng chục người bị thương do điện giật. Nguyên nhân chính là do người dân trồng thanh long giăng mắc dây điện, bóng đèn cũ và không thực hiện đúng quy định về an toàn như ngành điện đã khuyến cáo.

Nói đến cây thanh long, người ta thường biết đến ngay tỉnh Bình Thuận được coi là “thủ phủ” của loại cây trồng này trên toàn quốc. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng cây thanh long khoảng gần 20.000ha, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của một phần lớn bà con trong các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình… Tuy nhiên, trên địa bàn cũng đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn điện khiến UBND tỉnh Bình Thuận luôn phải trăn trở trong công tác quản lý.

Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, mùa đông muốn thanh long ra hoa phải chiếu đèn. Từ tháng 9 - 11 người dân hầu như chiếu đèn suốt cả ngày. Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Ngô Văn Quyền - Trưởng Bộ môn Chiếu sáng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) cho biết, hiện bóng đèn dùng cho thanh long được người dân hàn trực tiếp vào đui, để trần, không có thiết bị bảo vệ, cũng không sử dụng đui đèn chuyên dụng. Thậm chí, bóng đèn còn được giăng mắc như “mạng nhện” lại đặt ở vị trí đúng tầm người đi, chỉ cần va chạm là dẫn tới tai nạn. Ngoài bóng đèn, dây điện cũng là những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lớn bởi khi sử dụng nhiều đèn, công suất lớn dẫn tới hiện tượng cháy, chập thường xuyên có thể xảy ra.

Để đảm bảo an toàn cho người trồng thanh long, Công ty UBND tỉnh Bình Thuận đã “đặt hàng” Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chế tạo đèn chuyên dụng để vừa đảm bảo an toàn sản xuất vừa tiết kiệm điện. Đến nay, tại Bình Thuận đã có trên 30% đèn tròn (60 - 75W) được thay thế bằng đèn chuyên dụng Compact 20W, trong đó Rạng Đông chiếm khoảng 80%. “Ngoài đảm bảo an toàn nhờ đui đèn chuyên dụng, bóng đèn chịu được thời tiết ngoài trời, mưa, nắng, đèn Compact chuyên dụng của Rạng Đông còn giúp cho người trồng thanh long tiết kiệm được hơn 60% lượng tiêu thụ điện năng” - ông Ngô Văn Quyền cho biết.

Nhằm nâng cao nhận thức cho người trồng thanh long, một số tỉnh cũng triển khai một số công tác như: Tổ chức tuyên truyền kiến thức về an toàn điện cho bà con với nhiều hình thức như: Phát tờ rơi về sử dụng điện an toàn; tổ chức các lớp học tại các huyện, xã hướng dẫn bà con các biện pháp sử dụng điện an toàn, cách đấu nối dây đúng kỹ thuật,… qua nỗ lực thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn điện...


Có thể bạn quan tâm

Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

24/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

24/11/2013
Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

24/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Mở Rộng Thâm Canh Ngô Mật Độ Cao Hiệu Quả Từ Mô Hình Mở Rộng Thâm Canh Ngô Mật Độ Cao

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…

24/11/2013
Các Cơ Sở Chế Biến Dong Riềng Nỗ Lực Thu Mua Củ Dong Cho Nhân Dân Các Cơ Sở Chế Biến Dong Riềng Nỗ Lực Thu Mua Củ Dong Cho Nhân Dân

Hiện nay các cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đang tích cực thu mua củ dong riềng cho nhân dân. Theo Công ty Hoàng Giang hiện đang thu mua với giá bình quân từ 800 đồng đến 1.300 đồng, tuỳ vào từng loại củ cụ thể và khu vực thu mua có gần đường ô tô không. Mặt khác các cơ sở chế biến cũng đang tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh để tiêu thụ củ dong, bột dong và sản phẩm miến dong.

24/11/2013